9 cây di sản đầu tiên của Việt Nam “kêu cứu”

9 cây muỗm có tuổi thọ gần 900 năm tuổi ở đền Voi Phục (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) đang “kếu cứu” vì chết dần chết mòn.

Cây muỗm gần 900 tuổi ở đền Voi Phục đã được công nhận là cây di sản chết vì mối mọt.

Cây muỗm gần 900 tuổi ở đền Voi Phục đã được công nhận là cây di sản chết vì mối mọt.

Vào dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường thành phố đã công nhận 9 cây muỗm cổ ở đền Voi Phục là 9 cây di sản đầu tiên của Việt Nam.

Theo cụ Nguyễn Văn Tùng, 82 tuổi, Trưởng Ban quản lý di tích đền Voi Phục, 9 cây di sản này gắn liền với lịch sử của ngôi đền thờ Đức Thánh Linh Lang, người đã khiến quân Tống đại bại trên trận tuyến sông Như Nguyệt (nay là sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh) và đã anh dũng hi sinh năm 1077.

Cụ Tùng cũng cho biết, tại đền Voi Phục trồng 9 cây muỗm vì số 9 có nghĩa là “cửu trùng”, là trường tồn với lịch sử dân tộc.

Các cây di sản ở đền Voi Phục đang chết dần chết mòn.

Các cây di sản ở đền Voi Phục đang chết dần chết mòn.

Tuy nhiên, sau khi được vinh danh năm 2010, 5 trong số 9 cây di sản quý giá đang chết dần chết mòn vì bị mối mọt, mục ruỗng. Dù đã được tiêm thuốc điều trị, cây vẫn rụng lá và lụi dần đi.

Cụ Tùng cho hay, năm 2012, nhà đền đã cưa 2 cây muỗm bị rỗng ruột. Nếu cưa ngang thân thì bên trong rỗng đến nỗi người có thể chui vào. Sau đó, Ban quản lý đền Voi Phục đã trồng bổ sung 1 cây muỗm mới. Đến nay, cây đã cao hơn 5m và đã ra hoa.Tuy nhiên, sau khi được vinh danh năm 2010, 5 trong số 9 cây di sản quý giá đang chết dần chết mòn vì bị mối mọt, mục ruỗng. Dù đã được tiêm thuốc điều trị, cây vẫn rụng lá và lụi dần đi.

Cây muỗm mới trồng bổ sung đã ra hoa.

Cây muỗm mới trồng bổ sung đã ra hoa.

Gần đây nhất vào 10.2013, 3 cây di sản nữa lại tiếp tục có những biểu hiện mục ruỗng và nay đã chết hẳn. Cụ Tùng cho biết, sắp tới, UBND TP.Hà Nội cho phép cưa 3 cây này. Ban quản lý đền Voi Phục đã đặt 3 cây muỗm từ Hòa Bình, có độ tuổi khoảng hơn 40 năm, thân to khoảng 30 – 40cm và cao khoảng 5 – 6 m để trồng thay thế tại các vị trí đó cho hài hòa với các cây còn lại.

Đến cuối tháng 3.2014, các chuyên gia Australia và chuyên gia của Viện Lâm nghiệp sẽ tiếp tục “khám và điều trị” cho các cây di sản còn lại cũng đang trong tình trạng “báo động”.Gần đây nhất vào 10.2013, 3 cây di sản nữa lại tiếp tục có những biểu hiện mục ruỗng và nay đã chết hẳn. Cụ Tùng cho biết, sắp tới, UBND TP.Hà Nội cho phép cưa 3 cây này. Ban quản lý đền Voi Phục đã đặt 3 cây muỗm từ Hòa Bình, có độ tuổi khoảng hơn 40 năm, thân to khoảng 30 – 40cm và cao khoảng 5 – 6 m để trồng thay thế tại các vị trí đó cho hài hòa với các cây còn lại.

Là bậc cao niên có nhiều năm gắn bó với đất Thụy Khuê và ngôi đền hơn 900 năm tuổi, cụ Tùng xót xa: “Cây cũng như con người, đã già rồi thì hết bệnh này đến bệnh khác. Trong lúc cây hỏng, chúng tôi đã nhờ các chuyên gia của Viện Lâm nghiệp và chuyên gia nước ngoài đến điều trị hết 60 triệu nhưng chỉ một thời gian sau cây vẫn chết.”

Trưởng Ban quản lý Di tích đền Voi Phục mong mỏi: “Nói chung, cây di sản là quý nhưng bây giờ phải có người quản lý, đầu tư về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể để cộng đồng chăm lo. Tôi mong rằng, Nhà nước quan tâm và đầu tư tương đương việc đầu tư bảo tồn một di tích để giữ gìn các cây Di sản này cho đời sau.”

Theo Thảo Nguyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm