5 nhà văn luôn cảm thấy hối tiếc dù tác phẩm của họ thành công

(Dân trí) - Có những nhà văn cảm thấy không hài lòng với thành công của mình, đôi khi họ còn hối tiếc vì đã viết ra những cuốn sách được nhiều người yêu thích.

Annie Proulx với tác phẩm "Brokeback Moutain"
 
Annie Proulx viết cuốn

Annie Proulx viết cuốn Brokeback Mountain vào năm 1997, và Ang Lee đưa nó lên màn ảnh lớn vào năm 2005. Dù bộ phim nhận được sự chú ý và yêu thích từ giới phê bình và khán giả, Proulx rất ghét những mẩu truyện do người hâm mộ gửi tới trong nhiều năm sau đó. Nó khiến bà ước rằng mình chưa từng viết cuốn sách và do đó, bộ phim sẽ không bao giờ ra mắt. Theo Proulx, người đọc không thể chấp nhận cái kết của câu truyện và họ sáng tác những câu truyện để thay đổi kết cục của các nhân vật. Điều đó khiến bà cảm thấy rất khó chịu, khi người đọc hoàn toàn hiểu sai những gì mà Annie Proulx muốn gửi gắm.


Anthony Burgess- với cuốn sách "
A Clockwork Orange"
 
Annie Proulx viết cuốn

Năm 1985, Anthony Burgess viết một cuốn hồi ký về D. H. Lawrence, trong đó ông miêu tả việc mình ghét cuốn sách A Clockwork Orange. Lý do chính là bởi sự hiểu sai về chủ đề của cuốn sách, cũng như việc bộ phim của Stanley Kubrick làm tình hình còn tồi tệ hơn. Theo ông, cuốn sách nổi tiếng nhất của ông cũng chính là tiểu thuyết mà ông muốn từ bỏ nhất. Nó đã trở thành đề tài cho một bộ phim đề cao vấn đề tình dục và bạo lực. Chính bộ phim đã làm độc giả hiểu sai cuốn sách và điều này sẽ ám ảnh Burgess đến cuối đời. Ông luôn tự trách mình lẽ ra không nên viết cuốn sách dễ gây hiểu nhầm đó.

Octavia E. Butler với tác phẩm Survivor
 
Annie Proulx viết cuốn

Nhà văn viễn tưởng Octavia E. Butler khinh bỉ Survivor, cuốn sách thứ ba của bà, vì nó mang những lối mòn tệ nhất của thể loại này. Đó là việc con người tới một hành tinh khác và ngay lập tức sinh con đẻ cái với cư dân bản địa. Sau phiên bản đầu tiên, Butler từ chối tái bản Survivor dưới mọi hình thức.

A.A. Milne với cuốn Winnie the Pooh
 
Trong thập niên 1920, nhà văn Anh A.A. Milne viết nên bộ truyện

Trong thập niên 1920, nhà văn Anh A.A. Milne viết nên bộ truyện Winnie the Pooh cho con trai Christopher Robin Milne, khi đó chỉ là đứa bé sơ sinh và là nguồn cảm hứng cho câu truyện. Dù thành công của Winnie the Pooh giúp Milne trở thành nhà văn nổi tiếng, ông vẫn rất tiếc nuối khi xây dựng hình tượng gấu Pooh. Ông cho rằng nhân vật này đã che khuất toàn bộ những cuốn sách và câu truyện hướng tới độc giả người lớn. Christopher Robin Milne cũng trở nên căm ghét các câu truyện vì cậu luôn gắn liền với hình ảnh gấu Pooh và Christopher Robin. Gia đình Milne không phải người duy nhất ghét gấu Pooh. E.H. Shepard, họa sĩ minh họa cho các câu truyện của Milne, cũng dần ghét bỏ Winnie the Pooh vì nó đã làm lu mờ sự nghiệp vẽ tranh biếm họa chính trị của ông.

Phan Hạnh

Theo Mentalfloss

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm