5 khung cảnh tội ác được thể hiện xuất sắc trong hội họa
(Dân trí) - Từ vụ trộm cắp cho đến cảnh ám sát, các tác phẩm hội họa dưới đây đã tái hiện được một cách xuất sắc những khung cảnh tội ác với nhiều dụng ý nghệ thuật sâu xa.
Tác phẩm này của Leonardo thể hiện khung cảnh có phần kì quái và xấu xa. Tội ác trong tranh phản chiếu hình ảnh xấu xí của sự lạnh lùng trong lòng con người. Một người quý tộc - giống như chính bản thân Leonardo, có phần lơ đãng - bị bao vây bởi những con người gian xảo. Trong đám đông bao quanh người quí tộc, có một kẻ đã móc túi và ăn trộm tiền của ông. Dù một số ý kiến đi sâu vào chi tiết tìm hiểu danh tính của kẻ móc túi được mô tả trong tranh nhưng một số khác lại coi đây là cái nhìn bao quát về những mặt tốt đẹp cũng như xấu xa của con người.
Với David, người tham gia tích cực vào các hoạt động của cuộc cách mạng Pháp, cái chết của một trong những nhân vật nổi bật nhất, Marat, là tội ác không thể tha thứ. Trong thực tế, Marat đã chìm đắm trong bạo lực. Ông rất say mê việc hành hình các nhà quí tộc và trung lưu để bảo vệ cuộc cách mạng khỏi đối thủ. Kẻ sát thủ, Charlotte Corday, tự coi mình là một tội phạm chính trị và có quyền trả thù. Bức tranh của David đã biến cái chết khủng khiếp của Marat thành hình ảnh của một người tử vì đạo cũng như tôn vinh Marat giống một vị thánh của cuộc cách mạng.
Bức tranh đầy ám ảnh này mô tả một vụ giết người thời trung cổ. Thánh Peter có nhiệm vụ tiêu diệt những kẻ dị giáo Cathar ở phía Nam nước Pháp vào thế kỉ 13. Người Cathar phục kích ông trong một khu rừng và giết ông - thêm một lí do để nhà thờ tìm diệt những người "dị giáo" này. Bellini vẽ bối cảnh trong một khu rừng xinh đẹp, nơi bạo lực bùng nổ một cách mãnh liệt. Ông vẽ bức tranh này vào thời diểm các nghệ sĩ như Leonardo da Vinci và Michelangelo đang tiên phong trong việc mô tả các hành động bạo lực. Chính sự tĩnh lặng trong tranh của Bellini khiến tội ác trong bức tranh này trở nên đáng sợ hơn.
Cézanne nổi tiếng với các bức tranh mang đầy tính tĩnh. Nhưng khi còn trẻ, ông có khá nhiều ý tưởng điên rồ. Thậm chí ông còn mời người bạn Émile Zola lấy ông làm hình mẫu cho nhân vật nghệ sĩ xấu số trong tiểu thuyết The Masterpiece. Tâm hồn đầy nguy hiểm của Cézanne thể hiện rõ nhất trong bức tranh này. Nó giống như một lời thú tội của các mong muốn đen tối bên trong ông, sự hé lộ của thứ gì đó đầy bạo lực trong nghệ thuật.
Khi Caravaggio tới Rome vào đầu những năm 1590, ông vẫn là một chàng trai nghèo và không tiếng tăm. Khi đó, ông tập trung vào những cảnh gần với cuộc sống có phần bạo lực mà ông trải qua. Trong bức tranh này, một chàng trai nhà giàu nhưng ngây thơ đang bị lột sạch tiền bởi những tay bạc bịp, cảnh mà người họa sĩ chứng kiến hàng ngày ở khu vực Piazza Navona (Rome). Trong một bức tranh khác cùng thời điểm, The Fortune Teller, ông vẽ hình ảnh một người phụ nữ trẻ tìm cách tháo nhẫn của người đàn ông mà cô ta đang giả vờ đọc chỉ tay. Trong cả hai bức tranh, Caravaggio đều xuất hiện ở bên cạnh kẻ lừa đảo.
Theo Guardian