Lý do nào khiến luật về Hội nhiều lần “đổ”?Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, ông Nguyễn Vi Khải lý giải nguyên nhân dự thảo luật về Hội đã nhiều lần bị “đổ” là vì người xây dựng luật vẫn chưa thực sự tin vào người dân, chỉ tập trung vào phần quản lý nhà nước với hội, coi nhẹ nội dung thể hiện quyền tự do hiệp hội…
Luật về Hội chuẩn bị thông qua lại… xin rút?Ngày 13/4, UB Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể cho ý kiến về dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2017 và dự kiến chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018. Các đại biểu băn khoăn khi luật về Hội đã cho ý kiến tại 1 kỳ họp, dự kiến tháng 6 này sẽ thông qua, nay lại xin… rút khỏi chương trình.
Dự án Luật về Hội đang chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị"Dự án Luật về Hội đang chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị", Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre và cho rằng đây là dự án luật có nội dung phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau.
Bộ trưởng Nội vụ xin lùi thông qua Luật về HộiTrước rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh dự thảo Luật về Hội, chiều 25/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết sẽ cùng Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hoàn chỉnh dự thảo để trình trong kỳ họp sau. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có văn bản báo cáo trước Quốc hội trong phiên họp tới đây với tinh thần phải có một luật tốt về Hội.
Lại lùi luật về Hội, “nới” kế hoạch sửa Bộ luật Hình sựLuật về Hội, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, theo dự kiến đều sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 2. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cả 2 luật đã được thống nhất rút khỏi chương trình để tiếp tục xem xét vào kỳ họp sau.
Luật về Hội không thể thông qua: “Đáng lẽ buồn nhưng chúng tôi lại vui”Dự thảo luật được xây dựng “vắt” qua nhiều khóa Quốc hội, qua nhiều phiên thảo luận tới nay vẫn chưa được thông qua. Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng chia sẻ, việc Quốc hội chưa “gật đầu” đáng lẽ phải buồn nhưng những người hoạt động hội lại thấy vui…
“Hội chính là nhân dân, cùng nhà nước giải quyết nhiều vấn đề”Thảo luận lần đầu tại hội trường Quốc hội về dự án Luật về Hội chiều 26/11, đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) cho rằng các hội chính là nhân dân, cùng nhà nước giải quyết nhiều vấn đề mà xã hội đang đặt ra.
Quyền của dân mà cứ “tế nhị”Dự án luật về hội, luật Trưng cầu ý dân, Tiếp cận thông tin, Biểu tình đã được giao cho các bộ xây dựng nhưng liên quan vấn đề nhạy cảm, nhiều ý kiến khác nhau nên chưa đưa vào chương trình của QH.
Luật Biểu tình: Chương trình làm luật năm sau vẫn chưa có tênChiều 8/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Theo đó, trong năm tới, Quốc hội sẽ thông qua 21 dự án luật nhưng vẫn không có tên luật Biểu tình, luật về Hội…
Công chức bị hạn chế quyền lập hội, chỉ được tham gia các hội?Báo cáo tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội ở tổ về dự thảo luật về Hội được hoàn thành trước phiên thảo luận toàn thể tại hội trường Quốc hội chiều nay. Câu chuyện cán bộ, công chức có quyền lập hội, quyền tham gia hội vẫn nhận nhiều ý kiến, tranh luận trái chiều.
Công chức tham gia hội thì... “hòa cả làng”!Thảo luận găng xung quanh dự thảo luật về Hội, đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại, công chức ở Bộ Y tế tham gia Hiệp hội sữa (chẳng hạn), khác gì “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng lo, đang công chức mà vẫn được làm ở hội, chẳng cán bộ nào còn… mặn mà với công việc.
Chủ tịch Quốc hội: “Ra luật chỉ để quản lý hạn chế, còn đâu là tự do?”Nhận xét dự thảo luật về Hội qua một lần chỉnh sửa, trình lại Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vẫn “đuối” so với tinh thần của Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, hạn chế lĩnh vực lập hội cũng phải do luật định chứ ra luật chỉ để quản lý hạn chế, còn đâu là tự do…