Những khoảnh khắc "dở khóc dở cười" lần đầu con vào bếp
(Dân trí) - Tết đến cùng với nhiều thứ cần chuẩn bị, bố mẹ thường chọn tự làm vì sẽ nhanh, chỉn chu hơn và nghĩ rằng trẻ em vụng về nên đụng vào là "hư bột hư đường".
Lần đầu con vào bếp sẽ có những ngô nghê vụng về nhưng những khoảnh khắc "dở khóc dở cười" khi bé vào bếp sẽ là chủ đề khiến cả nhà bật cười dịp đầu xuân, là câu chuyện lưu mãi vào ký ức trẻ, giúp trẻ hiểu hơn về ẩm thực và văn hóa Tết.
Những sáng kiến độc đáo của biệt đội đầu bếp nhí - tưởng vụng về mà đong đầy nguyện ước
Thường ngày con vốn chỉ quen với bài vở ở trường lớp và dành nhiều thời gian với các phương tiện giải trí thì Tết là cơ hội để mẹ cho con biết thêm hàng vạn điều hay ho, thú vị mà mỗi năm một lần, con mới có dịp được trải nghiệm. Lần đầu vào bếp với nhiều bỡ ngỡ, trí sáng tạo vô biên của con sẽ cho ra nhiều ý tưởng bất ngờ.
Món Tết con làm - kích thước siêu độc lạ: vẫn là nếp, lá dong, đậu xanh, thịt mỡ nhưng bé có khả năng sáng tạo ra những hình thù và kích thước siêu độc lạ. "Cả nhà gói bánh chưng, lúc nào con tôi cũng tự gói cho mình 1 cái bánh bé tẹo và lúc vớt sẽ rất hóng đợi khoe với cả nhà", chị Hạnh, 40 tuổi, Hà Nội.
Nhớ lời mẹ dặn "Túi đậu hũ kim tiền gói đầy phúc lộc", con tự tin gói hẳn một túi đậu hũ kim tiền rõ to với mong muốn nhà mình có thêm tài lộc. Túi đậu hũ mẹ gói đều đặn, nhỏ nhắn vừa ăn nhưng đến tay con thì lại to bất ngờ, con sáng tạo thêm nguyên liệu con thích và gói vào, cho cả nhà một phen bất ngờ.
Chả giò giấu đầy "kho báu": món chả giò mẹ tỉ mẩn hướng dẫn nhân có mộc nhĩ, cà rốt, thịt băm nhuyễn, nhưng các bé lại "lén" mẹ cho thêm những nguyên liệu bí mật như lạc rang cho cả nhà mình rôm rả, một sợi miến thật dài chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, trang trí bằng một nụ cười tương ớt cho cả nhà gắn kết cả năm; thêm ngọn lửa cà rốt để bếp nhà luôn ấm.
Biến tấu món ăn theo công thức học lỏm trên mạng: mẹ nhờ bé vào lấy củ kiệu, dưa hành thêm để trên bàn, mẹ có yêu cầu múc vào đĩa gọn gàng, đẹp là được. Nhưng mãi sau không thấy các con đem ra, mẹ vào kiểm tra thì không nhịn được cười - các bé đang ngồi cặm cụi xếp các món vào đĩa đẹp như "cô Rảnh Thị" xếp cá kho và con đang trao đổi với nhau "em xếp không đều, chứng tỏ hổng phải fan chính hiệu rồi".
Nên hay không, cho con cùng vào bếp Tết?
Chẳng sợ "vỡ đồ xui xẻo", thông qua phim ngắn Tết 2024, Knorr đã mượn lời của nhân vật người mẹ trong phim: "Tụi nhỏ vui như vậy mới là may mắn", để gửi đi một thông điệp mới mẻ, đầy bất ngờ nhưng ý nghĩa. Tết sẽ chẳng nhạt đi nếu bé trải nghiệm cảm giác hân hoan khi được chung tay chuẩn bị mâm cỗ Tết cho cả nhà.
Các con dù có thể chẳng khéo tay hay làm, nhưng những sáng tạo mà bé đặt vào từng món ăn sẽ khiến mâm cơm ngày Tết thêm nhiều phần thú vị. Ký ức tuổi thơ của con cũng theo đó được lấp đầy bởi những diệu kỳ lấp lánh mang tên "Tết cổ truyền" mà con sẽ luôn ghi nhớ và mang theo trong những ngày tháng sau này.
Tết này hãy để Knorr đồng hành với bố mẹ khơi lại hứng thú cho con với Tết, cùng con vào bếp và trải nghiệm Tết vui diệu kỳ, đón một năm mới tràn ngập may mắn. Xem toàn bộ phim ngắn Knorr tại: https://bit.ly/KnorrTet2024.