Để con trẻ không còn thấy Tết "nhạt"

Trường Thịnh

(Dân trí) - Tết trong ký ức thế hệ ông bà bố mẹ đầy ắp những điều tuyệt diệu. Nhưng với nhiều trẻ em thời nay, dù cuộc sống đủ đầy, Tết lại không còn là dịp "mặn mà". Các nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền đang dần trở nên xa lạ với một bộ phận con trẻ.

Ngày Tết qua lăng kính của những đứa trẻ sống trong thời đại số hóa

"Tết không còn vui như trước" có lẽ đã trở thành câu cửa miệng quen thuộc của nhiều người trong vài năm trở lại đây mỗi khi dịp năm mới cận kề. Dẫu biết, khi cuộc sống không ngừng đổi thay, những giá trị cũ sẽ ít nhiều bị thay thế, nhường chỗ cho những điều mới mẻ để phù hợp hơn với thời đại.

Việc các nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền đang dần trở nên xa lạ với con trẻ khiến nhiều người không khỏi trăn trở.

Những lo ngại này xuất phát từ một thực tế rằng, phần lớn trẻ con ngày nay không còn nhiều sự háo hức chờ đón Tết như những đứa trẻ của nhiều thập niên trước. Sự phát triển của xã hội hiện đại mang đến cho những đứa trẻ alpha (Gen Alpha) nhiều điều kiện để giải trí hơn mỗi ngày, như các địa điểm vui chơi, các thiết bị công nghệ cùng nền tảng mạng xã hội,...

Niềm vui của những ngày Tết được nghỉ học, được mua sắm quần áo, bánh mứt, hay được đi chơi công viên... đã không còn là đặc quyền đáng mong đợi mỗi dịp Tết khiến thế hệ trẻ ngày càng thờ ơ với dịp lễ cổ truyền quan trọng bậc nhất trong văn hóa người Việt.

Để con trẻ không còn thấy Tết nhạt - 1

Điều kiện giải trí đa dạng là một trong những yếu tố khiến trẻ em mất dần sự hào hứng với Tết (Ảnh: Shutterstock).

Hiện tượng các em bé khi lớn lên không còn mặn mà với ngày Tết còn đến từ lý do chủ quan trong gia đình khi nhiều bố mẹ bận rộn đã lựa chọn những cách chuẩn bị nhà cửa, mâm cỗ Tết nhanh gọn như mua đồ bán sẵn, thuê người phụ giúp…

"Năm nào vợ chồng mình cũng đi làm đến 29 Tết mới nghỉ nên dù muốn con được cùng chuẩn bị Tết nhưng không có thời gian. Mình chỉ tranh thủ đi siêu thị mua sắm đồ có sẵn để kịp giao thừa và mùng 1 Tết", chị Nguyên (30 tuổi, TPHCM) chia sẻ.

Điều này vô tình khiến các con gần như không có cơ hội được tiếp xúc và hiểu thêm, cũng như xây dựng niềm yêu thích với những hoạt động vui và ý nghĩa trong dịp đón năm mới. Bé Phương (7 tuổi, Long An) cho rằng không cảm thấy Tết đặc biệt vì Tết cũng giống những kỳ nghỉ khác trong năm học, bé chỉ thích vì có nhiều thời gian ở nhà xem phim.

Nhiều gia đình Việt ngại bày bừa, đổ vỡ vào ngày Tết, nên người lớn thường hạn chế để trẻ phụ giúp các công việc nấu nướng, dọn dẹp, từ đó càng làm đánh mất đi những niềm vui vốn có của Tết cổ truyền trong lòng con trẻ.

Bố mẹ - cầu nối cho con trẻ đến những diệu kỳ của ngày Tết

"Tết không còn vui như trước" vừa là trăn trở, nhưng cũng là biểu hiện cho niềm mong mỏi, khát khao được sống lại, và gìn giữ những gì tốt đẹp của ngày Tết quê hương mà thế hệ ông bà, cha mẹ đã từng được trải qua khi còn bé.

Những ngày Tết đầy ắp tiếng cười, tràn ngập niềm hân hoan đã in sâu vào tâm trí của ông bà, bố mẹ, là những ký ức dịu êm, ngọt lành trong tuổi thơ, gắn kết mọi thành viên gia đình lại với nhau. Tết giàu bản sắc cũng là nguồn cội bồi đắp nên niềm yêu thương, trân trọng những giá trị truyền thống Việt Nam qua bao đời.

Tết của 10, 20 năm trước, có trẻ con nào không háo hức được vừa vui đùa, vừa cùng nhau mấy anh chị em, bạn bè, bố mẹ, dọn dẹp để căn nhà trở nên sáng bừng, khang trang những ngày đầu năm.

Tết của những ngày xưa, thức canh nồi bánh chưng, vào bếp cùng bà, cùng mẹ để làm một nồi thịt kho hột vịt thơm lừng cả nhà, loay hoay học cách làm món thịt đông ngon lành, là những ký ức đầy ắp vị Tết đậm đà mà không một khoảng thời gian nào khác trong năm có thể thay thế được.

Tết nay cũng sẽ chẳng khác đi là bao nếu mỗi thành viên trong gia đình cùng góp một tay khơi lại những diệu kỳ riêng có, dẫu bao nhiêu năm tháng qua đi. Là những người đã được sống trong ký ức đẹp đẽ, tươi vui mỗi dịp Tết nguyên đán ấy, bố mẹ, ông bà, và những người lớn trong gia đình sẽ là cầu nối để giá trị tốt đẹp của dịp Tết được lưu giữ và tiếp nối cho những thế hệ sau.

Để con trẻ không còn thấy Tết nhạt - 2

Gìn giữ những điều nhỏ nhất mang hương vị Tết sẽ giúp Tết sống mãi với thế hệ sau.

Những món ăn ngày Tết mẹ có thể mua sẵn ngoài chợ, nhưng sao không, thử biến căn bếp - "trái tim" của gia đình, thành nơi để bắt đầu nói cho các con nghe cái thi vị của việc tự tay chuẩn bị một mâm cỗ Tết đủ đầy.

Cùng chia sẻ những việc nhỏ giản đơn, và chia nhau cả những tiếng cười hân hoan, rôm rả khi cùng tụ họp trong bếp để cùng nếm, ngửi hương vị Tết. Đây sẽ là những trải nghiệm giúp con trẻ nhớ mãi Tết, giữ trong lòng niềm háo hức, mong chờ dịp đặc biệt chỉ đến mỗi năm một lần.

"Tuổi thơ con có bếp Tết thì sau này Tết mới có chỗ trong lòng con" cũng chính là thông điệp mà Knorr muốn nhắn nhủ qua phim ngắn Tết 2024.

Để con trẻ không còn thấy Tết nhạt - 3

Cùng con tìm Tết tuổi thơ; đậm đà mình nấu, Tết vui diệu kỳ.

Tết này hãy để Knorr đồng hành với bố mẹ khơi lại hứng thú cho con với Tết, cùng con vào bếp và trải nghiệm Tết vui diệu kỳ, đón một năm mới tràn ngập may mắn. 

Thông tin chi tiết xem tại https://www.youtube.com/watch?v=voJUOu2JtsQ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm