Tại sao smartphone chạy nóng và chậm hơn nhiều vào mùa hè?

(Dân trí) - Smartphone cũng giống như con người - mệt mỏi và uể oải trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Tuy nhiên những chiếc điện thoại lại chẳng hề biết đổ mồ hôi, hay uống nước để hạ bớt nhiệt.

Quá tải nhiệt, chạy chậm chạp, và hết

Quá tải nhiệt, chạy chậm chạp, và hết pin  nhanh hơn. Đó là những gì bạn cảm nhận về smartphone  trong mùa hè nóng nực. Tuy nhiên, đừng vội phán xét chiếc điện thoại thân yêu của bạn, bởi điều tương tự cũng xảy đến với tất cả người dùng công nghệ khác.

Sự thật là thời tiết  nóng bức có tác động đến smartphone còn lớn hơn nhiều so với con người chúng ta. Cũng giống như sự khác biệt khi ngồi phòng điều hòa mát lạnh so với khi bạn ở ngoài trời trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, tuy nhiên những chiếc smartphone lại chẳng hề biết đổ mồ hôi, hay uống nước để hạ bớt nhiệt. Cùng tìm hiểu những lý do mà smartphone của bạn trở nên "ốm yếu" vào những ngày hè nhé.

Tại sao smartphone chạy ì ạch khi nóng?

Bộ vi xử lý (hay

Bộ vi xử lý (hay CPU ) trên điện thoại cũng như tất cả các thiết bị công nghệ khác đều mang một đặc điểm chung đó là rất nhạy cảm với nhiệt độ . CPU càng nóng, thì cũng giảm theo nhằm hạ bớt nhiệt cho hệ thống khỏi mức nguy hiểm.

Điều này có nghĩa là khi smartphone của bạn nóng lên, bất kể là do thời tiết, hay do sử dụng các ứng dụng trò chơi nặng, thì chúng cũng sẽ tỏ ra chậm chạp hơn, thậm chí có phần ì ạch nếu quá nóng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các tính năng khác của máy như định vị, đèn LED bàn phím, đèn màn hình, hoặc bật dữ liệu (3G) cũng đều khiến cho nhiệt độ smartphone tăng cao.

Tại sao smartphone nhanh hết pin khi nóng?

Có thể hiểu pin trên smartphone gần giống với một nhà máy hóa học thu nhỏ. Nhà máy ấy tạo ra năng lượng để phục vụ cho các bộ phận khác, nhưng đồng thời cũng tỏa nhiệt. Tất nhiên, lượng nhiệt tỏa ra khi pin hoạt động và khi sạc không phải là vấn đề tại điều kiện thông thường, thế nhưng nếu thời tiết trở nên khô nóng, pin cũng sẽ chịu tác động tiêu cực giống như các bộ phận khác của smartphone.

Các nghiên cứu cho biết 30 độ C trở lên là mức "không an toàn" cho pin trên các thiết bị di động. Nguyên do là bởi nhiệt độ tăng cao sẽ kích thích quá trình phản ứng của các chất hóa học bên trong cục pin, khiến chúng diễn ra nhanh hơn, và hết "nguyên liệu" hơn rất nhiều so với điều kiện thông thường. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao kéo dài còn khiến cho pin nhanh bị chai, thậm chí có thể dẫn tới cháy, nổ nếu mức nhiệt quá cao.

Tại sao bị nứt vỡ khi đặt smartphone trong ô tô thời tiết nắng nóng?

Bộ vi xử lý (hay

Nhiệt độ cao có thể gây ra những hậu quả khôn lường, điển hình như với màn hình smartphone. Nhiều người không lý giải được tại sao màn hình điện thoại của họ lại bị nứt vỡ khi đặt an toàn bên trong xế hộp chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên điều ít ai biết là ô tô để ngoài trời và chịu cảnh bị nắng hun có thể lên tới mức nhiệt gần ... 60 độ C chỉ sau vài chục phút.

Nhiệt độ nóng cộng thêm không gian khép kín có thể dễ dàng khiến nhiều đồ vật để trong xe đều có thể bị biến dạng, nhất là các đồ dùng như bật lửa, bình chữa cháy, bình ga... Màn hình smartphone cũng có thể dễ dàng bị nứt vỡ, do các tấm kính bảo vệ bị giãn nở trước tác động của nhiệt độ cao.

Cách phòng chống thế nào?

- Hầu hết smartphone ngày nay dùng lớp vỏ ngoài với tác dụng hấp thu nhiệt độ tỏa ra từ chip xử lý và các bộ phận bên trong máy. Chính vì thế những dòng smartphone có vỏ kim loại như, , hay thường nóng hơn so với các mẫu vỏ nhựa. Tuy nhiên giữ smartphone trong túi quần trong một ngày nóng nực cũng không phải là một ý kiến hay. Thay vào đó, hãy để chúng ra ngoài, nơi thoáng mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào.

- Đối với những người dùng sở hữu ô tô, hãy lưu ý lấy tất cả các vật dụng dễ biến dạng dưới điều kiện nhiệt độ cao, bao gồm cả smartphone, trước khi ra khỏi xe. Bên cạnh đó cũng lưu ý tránh đỗ xe trực tiếp dưới ánh nắng gắt vào buổi trưa, chiều.

- Hạn chế sử dụng các phần mềm của bên thứ 3 để cải thiện nhiệt độ máy bằng cách can thiệp vào tốc độ xử lý, hay hiệu suất hoạt động của pin. Lý do là các phần mềm này không phải là giải pháp hiệu quả, trái lại chúng còn có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn.

- Tắt các tính năng như mạng Wifi, mạng di động, GPS và các ứng dụng chạy ngầm khi không cần thiết.

- Giảm độ sáng màn hình, và thời gian tắt màn hình cũng giúp giảm một lượng nhiệt đáng kể cho smartphone của bạn.



Nguyễn Nguyễn
 
Quốc Phan
Quốc Phan