Điều trị ung thư tại bệnh viện FV: Nỗ lực từ hai phía

Minh Sơn

(Dân trí) - Công tác trong ngành ung thư, bằng nỗ lực bản thân và của người bệnh, bác sĩ Võ Kim Điền, TT điều trị Ung thư Hy Vọng đã cùng nhiều bệnh nhân chiến thắng căn bệnh nan y.

Đã hơn 20 năm công tác trong ngành ung thư, bác sĩ Võ Kim Điền, Trung tâm điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV(Pháp Việt), đã chứng kiến không ít chuyện vui buồn của các bệnh nhân. Bằng tất cả nỗ lực bản thân cùng với sự hợp tác của người bệnh và thân nhân của họ, bác sĩ đã cùng nhiều bệnh nhân chiến thắng căn bệnh nan y. Với kinh nghiệm điều trị toàn diện, bác sĩ Võ Kim Điền đã chia sẻ với chúng tôi về những khoảnh khắc và suy nghĩ rất thật của mình.

Vào tháng 3 năm 2010, như nhiều bệnh nhân ung thư khác, ông Trần Văn Trình tìm đến Trung tâm Hy Vọng, bệnh viện FV với suy nghĩ "còn nước còn tát". Với nhiều người, Ung thư mặc nhiên là "án tử". Vì thế, ông Trình lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi được thông báo ông bị ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn trực tràng. Hơn thế nữa, trước khi đến Trung tâm điều trị Ung thư Hy vọng, bệnh viện FV ông được chẩn đoán là Ung thư trực tràng, phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng - hậu môn và phải mang hậu môn nhân tạo ở thành bụng suốt đời.

Điều trị ung thư tại bệnh viện FV: Nỗ lực từ hai phía - 1
Bác sĩ Điền tại trung tâm  điều trị ung thư Hy Vọng bệnh viện FV (Pháp Việt).

Tình huống khủng hoảng tâm lý rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư, nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là phải vực dậy tinh thần của bệnh nhân. Khi đối diện với ông, tôi đã sử dụng những hình ảnh minh họa và giải thích cho ông rõ tình trạng của mình. Cuối cùng, ông Trình đã hiểu thấu đáo bệnh tình và phương thức điều trị. Ông quyết tâm hợp tác với ê - kíp điều trị của Trung tâm điều trị Ung thư Hy vọng bệnh viện FV. Sau hơn 2 năm điều trị và theo dõi, sức khỏe của bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Điều mà ông thường chia sẻ với người thân, bạn bè và những bệnh nhân khác là sự chính xác trong chẩn đoán, sự hợp lý và tối ưu trong điều trị của Trung tâm điều trị Ung thư Hy vọng, bệnh viện FV. Nhờ đó, ông đã chiến thắng bệnh tật.

Trong y khoa, không phải lúc nào các bác sĩ cũng điều trị thành công, nhất là khi gặp những trường hợp hiếm hoặc khó. Những lúc này, từ chối điều trị là việc rất dễ làm và chẳng ai trách được mình. Nhưng nếu đặt mình vào hoàn cảnh của bệnh nhân và thân nhân, chúng ta sẽ cảm thấy lòng bất an. Như trường hợp của anh Nguyễn Thành Phong bị ung thư nội khí quản. Khối bướu phát triển ngay bên trong đường thở gây khó thở và đe dọa mạng sống của bệnh nhân từng ngày từng giờ. Vợ chồng anh Phong khăn gói từ quê nhà lên nhập viện ở hầu hết các bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Đến đâu anh chị cũng đều nhận được những cái lắc đầu từ chối vì nguy cơ thất bại điều trị quá cao. Khi anh chị tìm đến bệnh viện FV vào tháng 6 năm 2005, chúng tôi đã thăm khám kỹ lưỡng trường hợp này, tham khảo y văn và trao đổi ý kiến từ xa với các đồng nghiệp ở một số Trung tâm điều trị Ung thư và các bệnh viện Tai - Mũi - Họng ở Pháp. Sau khi được giải thích cặn kẽ bệnh trạng, phương thức điều trị và tỉ lệ thành công, anh Phong chấp nhận và tin tưởng vào phương án kết hợp phẫu thuật và xạ trị do chúng tôi đề nghị. Cuối cùng, sự nỗ lực của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ cùng với những kỹ thuật tân tiến tại Trung tâm Hy vọng, bệnh viện FV đã đem lại thành công ngoài mong đợi. Hiện nay, anh Phong đã bước sang năm thứ 8 tính từ ngày anh đặt chân đến bệnh viện FV.

Điều trị ung thư tại bệnh viện FV: Nỗ lực từ hai phía - 2
Bác sĩ Điền và một bệnh nhân đã điều trị thành công bệnh ung thư tại bệnh viện FV (Pháp Việt).

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Mỹ Linh làm tôi nhớ mãi như là một tấm gương về nghị lực đáng cho bất cứ ai cũng phải nghiêng mình. Vào tháng 4 năm 2005, chị Linh tìm đến bệnh viện FV vì đi tiểu ra máu. Chúng tôi đã xác định được chị bị ung thư trực tràng và phải xạ trị kết hợp hóa trị trước phẫu thuật. Ngay sau hóa trị đợt đầu tiên, chị bị giảm bạch cầu nghiêm trọng, phải nhập viện để được điều trị cách ly tránh nhiễm trùng trong một thời gian khá dài. Dù đã được báo trước, nhưng vẫn nản lòng vì gián đoạn điều trị và vì biến chứng hóa trị, người nhà khuyên chị chuyển viện. Tuy nhiên, chị đã kiên quyết ở lại với chúng tôi. Nghiệt ngã thay, khi sức khỏe chị hồi phục để có thể tiếp tục điều trị thì cũng là lúc tôi phát hiện chị bị di căn vào xương. Người phụ nữ can đảm này quyết không đầu hàng số phận, vẫn vững niềm tin vào chúng tôi và tuân thủ trọn vẹn phác đồ xạ trị rồi hóa trị qua nhiều tháng. Chính nghị lực của mình đã giúp chị Linh chiến thắng ung thư, hồi phục và ổn định sức khỏe cho đến tận hôm nay.

Tôi luôn tâm niệm nghề y là nghề phải học thường xuyên và học liên tục. Mỗi bệnh nhân là một bài học mà mình phải học cả đời. Bệnh nhân chính là người thầy dạy cho mình những kiến thức y khoa từ nỗi đau thể xác của họ. Vì vậy, nếu muốn thầy truyền cho bí kíp thì phải dành cho họ sự tôn trọng và làm cho họ tin tưởng vào mình.

Nguồn: BV FV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm