Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng"

(Dân trí) - Hàng năm từ ngày 9-12 tháng Giêng âm lịch, làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức hội làng với nhiều hoạt động mang đậm truyền thống và bản sắc dân tộc.

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (dân gian gọi là thánh của làng hay Thành Hoàng Làng), là người có công giành lại nền tự chủ. Hàng năm vào ngày này, dân làng đều tổ chức rước kiệu lên đền sắc để rước Thánh về Đại đình, là lễ rước nhỏ. Cứ 3 năm lại tổ chức rước to một lần gắn với lễ hội to.

Bên cạnh các hoạt động lễ tế, hội làng còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, cờ tướng… Đặc biệt, điệu múa "Con đĩ đánh bồng" - điệu múa chỉ thấy ở những làng cổ Thăng Long - vẫn được duy trì và tổ chức trong lễ hội.

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 1

Đội múa rồng 

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 2

Lễ vật cúng tiến lên Thánh được người dân mang tới đền

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 3

Các cụ cao tuổi của làng được đi đầu đội rước

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 4

Điệu múa cổ "Con đĩ đánh bồng" vẫn được duy trì trong các lễ hội của làng

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 5

Điều thú vị ở điệu múa này là con trai giả gái để biểu diễn

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 6

Múa "Con đĩ đánh bồng" mặt phải tươi.

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 7

Thường có bốn nam thanh niên giả nữ giới vận áo tứ thân, váy đụp đen, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ, má phấn môi son

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 8

Mỗi người đeo một cái trống trước ngực

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 9

"Con đĩ đánh bồng" là một trong những "đặc sản" của văn hóa Hà Nội 

Về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng" - 10
 

 
Duy Khánh