Sắc màu lễ hội ở đền Chín Mường

(Dân trí) - Đền Chín Gian được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV tại Pú Chò Nhàng, gọi là Tến Pỏm (Đền trên núi) thuộc Bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong (Nghệ An).

Ngôi Đền có 9 gian còn được gọi là Tến Cau Hoong (tức Đền Chín Gian), mỗi gian tượng trưng cho một Mường đến tôn thờ: Mường Tôn, Mường Pắn, Mường Chừn, Mường Puộc, Mường Quáng, Mường Ha Quèn, Mường Miếng, Mường Chón, Mường Chóng.

Đền Chín Gian ban đầu thờ Thẻn Phà (Thờ trời), Náng Xi Đả (Con gái trời), đến cuối thế kỷ XVIII, đền được chuyển đến Pú Pỏm, tục gọi là Pú Quái (Núi trâu) hay còn gọi là đền Hiến trâu (Tến xớ Quái), thuộc bản Piếng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong.

Đền làm bằng nhà sàn 9 gian lợp nứa. Tại đây đền thờ Thẻn Phà (Thờ Trời), Náng Xỉ Đả (Con gái trời) và Tạo Lò Ỳ (người có công xây bản lập Mường).

Năm 1872, Đền được tôn tạo lại, làm nhà sàn kê, có 4 hàng cột, chín gian bằng gỗ lim, lợp tôn. Từ năm 1927 đến năm 2003 trải qua một thời gian dài với những biến cố thăng trầm của lịch sử, Đền bị xuống cấp và mai một, chỉ còn là phế tích.

Năm 2004, thực hiện Nghị quyết huyện Đảng bộ khóa XVIII và thể theo nguyện vọng của đồng bào các dân tộc huyện Quế Phong, Đền được tôn tạo lại, nhằm bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống “Uống nức nhớ nguồn” của dân tộc ta, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái vùng Tây Bắc Nghệ An.

Từ năm 2006 đến nay UBND tỉnh Nghệ An đã cho phép huyện Quế Phong tổ chức lễ hội Đền Chín Gian với quy mô cấp huyện. Năm 2008, Đền Chín Gian được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Lễ hội Đền Chín Gian được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2067/QĐ-BVHTTDL ngày 13/6/2016.

Lễ hội Đền Chín gian có nhiều phần gồm: Lễ khai quang, Lễ yết cáo (lễ khẩy quan), Lễ tắm trâu và lễ rước (Ạp Quái và ton Đăm-ton Thẻn), Lễ hiến trâu (Lễ nạp quái); Lễ chém trâu (Lễ phắn quái).

Những năm gần đây, nghi lễ chém trâu vẫn được duy trì nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng; Lễ đại tế (Lễ xớ Thẻ, xớ Đăm); Lễ khai mạc và lễ tạ (Lễ trả ơn - Thào quan)... cắm trại, thi văn nghệ, kéo co, viết chữ thái, ẩm thực, người đẹp Quế Phong...

Lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ về cội nguồn, ghi tạc công ơn các thế hệ cha ông đã có công tạo bản, lập mường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Rước trâu - nghi lễ lâu đời tại Lễ hội Đền Chín Gian. Mùa lễ năm 2018 không còn tục chém trâu. Chú trâu tham gia lễ rước đã được trả về cho gia chủ sau đó.
Rước trâu - nghi lễ lâu đời tại Lễ hội Đền Chín Gian. Mùa lễ năm 2018 không còn tục chém trâu. Chú trâu tham gia lễ rước đã được trả về cho gia chủ sau đó.

Sắc màu lễ hội ở đền Chín Mường - 2

Lễ Đại tế tại đền Chín Gian.
Lễ Đại tế tại đền Chín Gian.

Lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ về cội nguồn, ghi tạc công ơn các thế hệ cha ông đã có công tạo bản, lập mường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ về cội nguồn, ghi tạc công ơn các thế hệ cha ông đã có công tạo bản, lập mường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Sắc màu lễ hội ở đền Chín Mường - 5
Sắc màu lễ hội ở đền Chín Mường - 6

Phần hội sôi động với các phần thi khắc luống, đánh trống, văn nghệ... mang đậm bản sắc văn hóa địa phương...
Phần hội sôi động với các phần thi khắc luống, đánh trống, văn nghệ... mang đậm bản sắc văn hóa địa phương...

Sắc màu lễ hội ở đền Chín Mường - 8

Các đội thi mang đến nhiều tiết mục văn nghệ đa màu sắc.
Các đội thi mang đến nhiều tiết mục văn nghệ đa màu sắc.

Đông đảo nhân dân và du khách đến trẩy hội.
Đông đảo nhân dân và du khách đến trẩy hội.

Sắc màu lễ hội ở đền Chín Mường - 11
Linh vật gồm 9 con trâu trong khuôn viên đền.
Linh vật gồm 9 con trâu trong khuôn viên đền.

Ban tổ chức tặng cờ thi đua cho các xã đã đóng góp cho thành công lễ hội.
Ban tổ chức tặng cờ thi đua cho các xã đã đóng góp cho thành công lễ hội.

Nguyễn Duy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm