Xe máy bật đèn ban ngày có thực sự cần thiết?

(Dân trí) - Một cuộc hội thảo với nhiều học giả quốc tế đề xuất quy định bật đèn chiếu sáng ban ngày đã gây ra những tranh cãi khá gay gắt; Liệu việc bật đèn có thực sự là điều kiện tất yếu để giảm tai nạn giao thông?

Những ai quan tâm đến công nghiệp xe máy đều có thể nhận ra điều khác biệt khi các mẫu xe nhập khẩu từ các thị trường khác về Việt Nam đều có hệ thống đèn luôn sáng ban ngày, đây là yêu cầu bắt buộc đối với các đối với xe cơ giới để nâng cao khả năng nhận biết cho phương tiện khi tham gia giao thông. Và dễ dàng nhận thấy đó là các mẫu xe môtô phân khối lớn và đặc biệt là những mẫu xe từ nội địa Nhật Bản.

Tuy nhiên một điểm chung giữa các mẫu xe này là đều đến từ các nước phát triển, sử dụng ôtô là phương tiện giao thông chính, hoặc với các phương tiện có tốc độ di chuyển trung bình cao, kể cả trong thành phố. Trong khi đó tại Việt Nam, tốc độ di chuyển của xe máy trong thành phố lớn cũng chỉ khoảng 20km/h, nếu coi việc bật đèn chiếu sáng ban ngày là một trong những lí do chính để giảm tai nạn giao thông và đặt ra như một nhu cầu cấp thiết thì còn cần phải xem xét lại.

Ngoài ra, không kể với Việt Nam, một đất nước nhiệt đới với thời tiết vào mùa hè luôn ở mức cao, nếu quy định này (bật đèn chiếu sáng ban ngày) trở thành bắt buộc thì việc di chuyển giờ tan tầm ở các thành phố lớn luôn thường xuyên tắc đường và kẹt xe thì hàng trăm chiếc xe máy đứng nguyên tại chỗ cùng nổ máy và bật đèn thì rõ ràng đây không phải là một sáng kiến tối ưu thực sự cho việc giảm tai nạn giao thông.


Nhu cầu về cải tạo đường sá, nâng cao ý thức người dân, phát triển giao thông công cộng rõ ràng cần thiết hơn là việc tranh cãi về việc bật đèn hay không bật đèn chiếu sáng ban ngày. Ảnh Cầu vượt thép ngã tư Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh bị xuống cấp (ảnh: Lê Nhiên)

Nhu cầu về cải tạo đường sá, nâng cao ý thức người dân, phát triển giao thông công cộng rõ ràng cần thiết hơn là việc tranh cãi về việc bật đèn hay không bật đèn chiếu sáng ban ngày. Ảnh Cầu vượt thép ngã tư Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh bị xuống cấp (ảnh: Lê Nhiên)

Trong khi đó, nhìn sang các nước phát triển, việc yêu cầu bật đèn chiếu sáng ban ngày có những đặc thù riêng tùy từng thị trường nhất định. Ví dụ như tại các nước Bắc Âu, việc bật đèn chiếu ban ngày (dành cho ôtô) được yêu cầu thực hiện từ năm 1970 khi nơi đây thường xuyên thiếu ánh sáng đặc biệt vào mùa đông, ngay cả ban ngày trời vẫn tối làm giảm khả năng quan sát của người đi đường. Do vậy việc chiếu sáng ban ngày mới phát huy được những ưu thế này.

Trong khi đó, trong thực tế đã có những thiết kế cho cả ôtô và xe máy giúp giảm tai nạn giao thông ở tất cả các nước trên thế giới, trở thành yêu cầu chung của các phương tiện giao thông cơ giới là yêu cầu bắt buộc phải có Gương chiếu hậu, nhưng tại Việt Nam, dễ dàng nhận thấy không phải bất cứ chiếc xe máy nào ở các thành phố lớn cũng có đầy đủ (đúng thiết kế, có cả hai bên), với lí do chính là do nhận thức của người dân.

Bật đèn là tốt – nhưng bật đèn nào?

Hiện tại ở Việt Nam, các hãng sản xuất xe máy lớn như Honda, Yamaha, SYM… đều đã có thiết kế hệ thống đèn định vị trên một số chủng loại xe nhất định (không có tác dụng chiếu sáng để đi đường – đèn pha/cốt) để nhận biết khi tham gia giao thông, tuy nhiên hệ thống đèn này sử dụng công-tắc để kích hoạt chứ không luôn sáng khi tham gia giao thông.

Hệ thống đèn này (có thể là đèn halogen hoặc đèn LED trên một số mẫu xe trung/cao cấp), dù không có tác dụng chiếu sáng khi đi ban ngày nhưng cũng có tác dụng nhận biết tình huống giao thông trong các trường hợp đi ngược chiều hay qua gương chiếu hậu khi chuẩn bị chuyển hướng. Và ngay cả đối với ôtô, khi đi trên đường gặp điều kiện ánh sáng không tốt (mưa nhẹ, sương mù, hay trời xẩm tối), tất cả những người lái xe đều có thể sử dụng đèn định vị trên ôtô (đèn măng-téc) để cho tăng cường khả năng nhận biết xe của mình đối với các phương tiện giao thông khác, tăng khả năng an toàn khi tham gia giao thông.

Thật khó tưởng tượng với mật độ giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh thì việc bật đèn pha chiếu sáng ban ngày chưa chắc đã có tác dụng về việc giảm tai nạn giao thông, trong khi đó việc khó chịu vì nhiệt độ ra đèn chiếu sáng gây ra sẽ khó chịu hơn rất nhiều. 
Thật khó tưởng tượng với mật độ giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh thì việc bật đèn pha chiếu sáng ban ngày chưa chắc đã có tác dụng về việc giảm tai nạn giao thông, trong khi đó việc khó chịu vì nhiệt độ ra đèn chiếu sáng gây ra sẽ khó chịu hơn rất nhiều. 

Chính vì vậy, để khuyến khích người dân và hướng tới đề xuất bật đèn chiếu sáng (đèn pha/cốt) khi tham gia giao thông vào ban ngày, cần xem xét lại sự cần thiết và đảm bảo an toàn khi mà cần tính toán cả việc bật đèn pha/cốt là bắt buộc (trong thiết kế xe) tăng thêm sự nóng bức vào mùa hè (đặc biệt khi tắc đường hoặc kẹt xe) hoặc gây hạn chế tầm nhìn (gây chói mắt) của người đi đối diện (đèn định vị chỉ có công suất từ 4 W - 8 W trong khi đèn pha/cốt có công suất từ 45 W - 55 W do đó sức nóng tỏa ra là rất khác biệt)

Nếu bắt buộc, sẽ thực hiện từ đâu? Ai sẽ làm?

Hiện tại, cả nước đã có hơn 42 triệu xe máy (số liệu UB An toàn Giao thông Quốc gia) tham gia lưu hành với cả những xe đã quá cũ, sản xuất được hơn 30 năm và trong số đó chỉ có những mẫu xe mới sản xuất trong những năm gần đây mới có hệ thống đèn định vị (các loại xe ga của Honda, Yamaha và một số mẫu xe số trung/cao cấp trở lên). Do vậy nếu muốn đưa đề xuất bật đèn chiếu sáng ban ngày trên xe máy trở thành bắt buộc, các nhà quản lí cần có lộ trình thích hợp và cả cơ chế giám sát, các chế tài xử phạt (như đối với việc đội mũ bảo hiểm) đối với cả người dân cũng như các nhà sản xuất (thiết kế xe).

Đại diện một nhà sản xuất xe máy lớn tại Việt Nam cho biết, trên các mẫu xe máy mới, đặc biệt là các mẫu xe toàn cầu, việc thiết kế một hệ thống đèn định vị luôn sáng không phải là vấn đề lớn bởi thực tế khi ở Việt Nam, các mẫu xe của họ còn phải thiết kế thêm hệ thống công-tắc để tắt đi do người dân không muốn đèn lúc nào cũng sáng.

Hệ thống đèn định vị trên các mẫu xe Honda và Yamaha đã có sẵn (đi kèm công-tắc điều khiển) việc chuyến đổi thành chiếu sáng cưỡng bức từ nhà sản xuất và người tiêu dùng (có thể khuyến khích sử dụng) là không hề khó khăn
Hệ thống đèn định vị trên các mẫu xe Honda và Yamaha đã có sẵn (đi kèm công-tắc điều khiển) việc chuyến đổi thành chiếu sáng cưỡng bức từ nhà sản xuất và người tiêu dùng (có thể khuyến khích sử dụng) là không hề khó khăn

Trong khi đó, vấn đề lớn nhất cản trở cho đề xuất này, lại là giải quyết số lượng xe đã lưu thông mà không có thiết kế hệ thống đèn định vị; bắt buộc người dân phải làm hay khuyến khích? Nếu bắt buộc phải làm thì người dân có đồng tình bỏ công và tiền của để thực hiện…? Có quá nhiều điều phải cân nhắc để ý tưởng này trở thành một yêu cầu bắt buộc.

Việc đưa ra những đề xuất giảm thiểu tai nạn giao thông là một điều cần thiết, tuy nhiên trong thực tế tình hình giao thông đặc thù tại Việt Nam, không phải bất cứ kinh nghiệm và bài học nào từ các nước phát triển đều có thể áp dụng được. Ý tưởng bật đèn ban ngày khi tham gia giao thông hoàn toàn chưa phải là một nhu cầu cấp bách và mang lại hiệu quả cao, thì một cuộc hội thảo với các khách mời học giả quốc tế không thể nào cần thiết bằng việc áp dụng các biện pháp nâng cao ý thức của người tham giao thông cũng như cải thiện khả năng phục vụ của các phương tiện giao thông công cộng…

Như Phúc

Xe máy bật đèn ban ngày có thực sự cần thiết? - 5

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm