Yêu thực sự

Cháu có một số khách quen và thường cho cháu tiền thừa. Gần đây có một bác khoảng 50 tuổi đưa cho cháu tờ bạc 500.000 đồng. Lúc đầu cháu đã hỏi lại bác có nhầm không, nhưng bác ấy bảo cho cháu vì “sinh viên chúng mày làm gì có nhiều tiền”.

Thưa Bác sĩ Liêm,

 

Cháu là nữ sinh viên, vừa học xong năm đầu tiên. Mùa Hè năm nay cháu đi làm thêm ở quán cà phê trong khu phố cổ Hà Nội với mục đích chính là kiếm thêm thu nhập.

 

Trước đây cháu đã có một thời gian ngắn đi làm gia sư, nhưng cháu đã nghỉ vì bản thân cháu thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức. Việc phục vụ ở quán cà phê đơn giản chỉ là công việc chân tay và một khả năng giao tiếp nhất định nên hợp với cháu hơn.

 

Nhưng mọi việc không đơn giản như cháu dự tính. Thù lao hàng tháng của cháu chỗ làm thêm liên tục bị giảm và thời gian làm việc lại tăng lên. Thời buổi người khôn của khó, nên vị trí của cháu cũng đang bị nhòm ngó. Cùng là sinh viên đi làm thêm nhưng nhiều bạn nói xấu nhau, đơm đặt chuyện…

 
Yêu thực sự
 

Cháu có một số khách quen và thường cho cháu tiền thừa (thường là 10.000 – 20.000 đồng). Gần đây có một bác khoảng 50 tuổi đưa cho cháu tờ bạc mệnh giá 500.000 đồng. Lúc đầu cháu đã phải hỏi lại có phải là bác nhầm không, nhưng bác ấy bảo bác ấy cho cháu vì “sinh viên chúng mày làm gì có nhiều tiền”.

 

Về nhà cháu mang tờ 500.000 đồng ra ngắm nghía (vì nó gần bằng thù lao 1 tháng làm thêm của cháu) thì trên đó có một số điện thoại di động. Một tuần sau cháu lại được nhận một tờ 500.000 đồng từ người khách hôm trước, trên đó lại có số điện thoại lần trước.

 

Cháu tò mò vừa muốn gọi vào số điện thoại này, vừa sợ không dám gọi. Cháu đang hình dung ra cảnh nếu cháu gọi thì người khách quen kia sẽ hứa cho cháu nhiều tiền nếu cháu đồng ý đáp ứng nhu cầu tình dục của ông ta.

 

Theo Bác sĩ, cháu cần làm gì bây giờ? Cháu cảm ơn Bác sĩ!

 
Giáo sư tâm lý, Bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm.

Giáo sư tâm lý, Bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm.
 

Chuyên gia tư vấn, Giáo sư tâm lý, Bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm: Không để người ta “mua” được mình như một thứ hàng hóa

 

T.H thân,

 

Xã hội có người tốt, người xấu. Tâm lý nội tâm có nhiều đường phân ranh, trong đó có hai đường phân ranh giữa đạo đức và không đạo đức, ý tưởng của mình và ý đồ người kia. Tâm lý thực hành có ranh giới giữa hành động và không hành động.

 

Trên những chuẩn này, ông khách kia biết cháu là sinh viên cần tiền để sống và đóng học phí nên mới phải đi làm thêm. Ông ta “bo” cho cháu là biết cháu cần tiền. Nhưng ông ấy lại chủ định ghi số điện thoại lên tờ tiền. Thế thì ý nguyện/ý đồ của ông là gì?

 

Ông “bo” tiền là tuỳ tâm của ông. Ông cho số điện thoại là tuỳ ý của ông. Mình là người trưởng thành, biết nói không, nói được; tức là biết nhận và biết từ chối. Thế thì mình không phải là loại người có thể mua được.

 

Mình nhận tiền chứ mình không xin tiền. Mình không xin số điện thoại mà chính ông khách chủ động cho. Vậy nếu ông ta muốn đề cập đến tình dục (như cháu lo sợ) thì ông ta là người chủ động, chứ không phải cháu. Nếu mình làm người và là con người thì không thể để người ta “mua” được như một hàng hoá (mãi dâm)…

 

Điểm chót là luật “nghe lời”. Không phải vì lớn tuổi mà có thể lấy lý, làm lẽ (lẽ ra), tức là lý lẽ của tôi là “cho tiền” thì em phải “trả hàng”. Đấy là đạo đức con người.

 

Thân

 

Bác sĩ Liêm

 

Theo Sinh viên Việt Nam