Xúc động với những trải lòng của cộng đồng LGBT giữa đời thường

(Dân trí) - Những mẩu chuyện ngắn của người thuộc giới tính thứ ba như chia sẻ đầy lạc quan của một giảng viên Đại học, sự cô đơn của cô gái song tính, bất ngờ của chàng trai khi được bố mẹ ủng hộ sống với giới tính thật... khiến người xem phải suy ngẫm về cộng đồng LGBT.

Bộ ảnh thuộc chuỗi các câu chuyện về chủ đề "Tôi là người Việt Nam" nhân Ngày Quốc tế chống kỳ thị người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT) 17/5. Dù bạn là ai hay yêu ai bạn cũng có thể tự hào khi là một người dân Việt Nam.

 
Xúc động với những trải lòng của cộng đồng LGBT giữa đời thường

Trung Anh, Hà Nội: "Hôm nay, tôi đứng trên phố đông người. Tôi vẫn biết có những ánh nhìn kỳ thị, thiếu thiện cảm lướt qua tôi nhưng tôi không thấy cô đơn và buồn tủi. Tôi tự hào về bản thân mình, tôi tự hào là một người chuyển giới. Tôi thấy mình đẹp hơn bao giờ hết khi được SỐNG LÀ MÌNH”

 
Xúc động với những trải lòng của cộng đồng LGBT giữa đời thường

Nguyễn Minh Trí, Bình Định: “Em vẫn còn nhớ người yêu xa đầu tiên của mình. Bọn em viết thư tay gửi nhau trong gần một năm. Giờ chỉ còn giữ được vài bức. Hai đứa từng kể với nhau đủ chuyện vui buồn, còn tự đặt tên cho con chung sau này rồi giả vờ làm giấy khai sinh cho đứa bé nữa. Tình cảm trải dài trên những trang giấy, em nhìn chữ viết tay của bạn ấy, đọc những dòng bạn ấy viết cho mình luôn cảm thấy trong lòng hạnh phúc.”

 
 
Xúc động với những trải lòng của cộng đồng LGBT giữa đời thường

Lê Anh (Yun), Hà Tĩnh: “Đến lượt lớp em bốc thăm để lên thi, thầy đọc tên thật của em, em đi lên. Chắc cũng kiểu trời nắng nóng ngồi giữa trường bắn, thầy cáu bảo “tôi đã gọi đến lượt của anh chưa mà anh đã lên đây.” Em đã gặp trường hợp này nhiều lần rồi nên rất chi nhẹ nhàng nhắc lại tên em. Thầy bảo giấy tờ đâu, em mang giấy tờ ra, thầy nói: “Tôi không thể nào ngờ một thằng con trai lại đi thi hộ một đứa con gái.” Sau đó em được yêu cầu về xin giấy xác nhận của trưởng khoa, rồi sẽ cho em đi thi lại”.

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu  chuyện của mình với một cô bé tại nhà tình thương Hoa Hồng – Củ Chi:

“Lần sau chú dẫn bạn gái chú xuống chơi với con nhé?”

“Con nhóc này, ai dạy cho mà mồm mép y chang người lớn à, chú không dắt bạn gái xuống, chú dắt bạn trai xuống được không?”

“Thì người yêu chú là con trai, không phải con gái, con có còn muốn chú xuống thăm con nữa không?”

“Thế chú ấy có thương chú không?”

“Có, chú ấy thương chú lắm, nhiều như chú thương con này”

“Thế thì con muốn chú ấy xuống chơi với con, các má bảo là chỉ cần có một người thương yêu mình thật lòng là hạnh phúc rồi”

“Trời, y như bà cụ non ý. Được chú hứa là lần sau cả hai chú sẽ xuống thăm con”.

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Hà và Giang, Hà Tĩnh chia sẻ câu chuyện tình của mình: “- Bố mẹ em đối xử với bạn em như con trong nhà luôn, chẳng phản đối gì cả.

- Ở đây mọi người thoải mái lắm. Bố hiểu ý, vui vẻ vì con cái, coi em như người trong nhà, lúc nào cũng bố với con hết. Hai đứa hay đập nhau, véo cho thâm hết cả tay. Những lúc như vậy bố lại cười, nói hai đứa lại bắt đầu đánh nhau đấy hả.”

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Bảo, Hà Nội: “Em thấy là trong cộng đồng có vẻ hơi kỳ thị bisexual (người song tính) thì phải. Tại vì nói là yêu được cả nam cả nữ, cũng chẳng thuộc về ai ấy. Ví dụ một số người có hỏi, em nói em là bisex thì có vẻ cũng tỏ ra khó chịu, còn số khác thì rất vui vẻ.

Cộng đồng bisexual khá là kín, nhìn từ ngoài vào cũng không ai biết có phải bisex hay không vì thực ra cũng chẳng có gì thể hiện đặc biệt cả. Em thấy các bạn bisex cũng khá là nhiều, nhưng mà nhiều ở nữ hơn là nam. Em nghĩ chắc là vì các bạn nam ít tiết lộ bản thân thôi.”

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Quân, Phú Yên: “Em come-out với gia đình từ năm lớp 10. Em lên mạng để làm quen kết bạn, khi gặp một người, người ta lại hăm dọa sẽ nói với gia đình. Thế là em come-out luôn cho ba mẹ biết trước.” (* Come-out: Công khai về xu hướng tính dục của bản thân – PV).

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Mèo, Đắk Lắk: “Tôi gặp người con gái đó, và rồi có tình cảm. Người đó đã thay đổi tôi hoàn toàn, từ một con người không biết làm gì hết, trở thành một con người biết đến sự nghiệp. Có gục ngã. Rồi lại vì người đó đứng dậy."

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Teddy, TP. Hồ Chí Minh: “Mình hiện làm giảng viên của một trường Đại học tại TPHCM. Khi mới vào trường, mình chưa có bộc lộ bản thân và ban đầu mình đã gặp rất nhiều những sự xì xào, những điều không hay nghe được khi mọi người nói về cộng đồng LGBT. Trong quá trình hoạt động cộng đồng thì hình ảnh của mình xuất hiện trên báo cũng như trên truyền hình và từ đó mọi người đã biết mình và không còn ai nói xấu gì về cộng đồng. Thay vào đó, họ đã hiểu biết hơn và chia sẻ với mình câu chuyện về cộng đồng. Mình rút ra một điều rằng chúng ta sống tử tế thì chúng ta sẽ nhận lại những điều tử tế nhất. Điều đó càng khuyến khích mình hơn trong các hoạt động của cộng đồng.”

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Bom, Hải Phòng: "Đầu tiên mình nghĩ việc công khai khá khó khăn, mình chuẩn bị hết các phương án dự phòng như nếu ba mẹ hắt hủi, mắng chửi hay đuổi ra khỏi nhà. Một ngày, ba mình đi xa, mình gọi điện cho ba: “Ba ơi hôm nay con có một chuyện muốn nói với ba về giới tính của con." Ba mình mới bảo: “Ừ nói đi ba xem nào." Mình mới bảo là “Con không như những người con trai khác. Con thích một người con trai có thể bảo vệ, che chắn, yêu thương mình."

Ngoài sức tưởng tượng của mình, ba nói với mình là: "Ơ chuyện đấy là chuyện bình thường mà con. Ba không quan trọng vấn đề ấy. Ba không cần biết con yêu ai, con làm gì. Ba chỉ cần biết con đang sống, đang cống hiến, đang hoàn thiện mình. Ba vẫn sẽ ủng hộ con đến cùng.” Phút giây ấy mình vỡ òa, mọi công sức chuẩn bị của mình coi như là bỏ đi hết.”

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Thanh Tùng, Hà Nội: “Lúc đầu tớ công khai bố mẹ cũng khóc rồi dằn vặt. Sau đấy tớ cứ nhốt mình ở trong phòng chẳng muốn ăn uống gì. Được một tuần thấy bí bách quá tớ tự bỏ ra ngoài sống một mình, tự thuê nhà, tự đi làm. Đầu tiên cũng phải nhờ đến bạn bè xin ở nhờ một thời gian. Từ năm 2009 tớ bắt đầu từ con số không với nghề làm tóc, sau đấy dần dần thì cũng có một khoản tiền để trang trải cuộc sống. Gia đình tớ sau đấy từ từ cũng chấp nhận được.

Tớ thấy cuộc sống của tớ thú vị và đáng sống. Tình yêu của tớ cũng được 6 năm rồi. Tớ cũng đang làm công việc mà tớ thích. Tớ thấy mình là con người của công việc. Có thể làm cả ngày lẫn đêm, quên ăn quên ngủ để làm ra những tác phẩm tớ thích luôn ấy.”

 
Tùng, TP. Hồ Chí Minh kể lại câu

Nguyễn Hiền và Bi, Hà Nội: “- Yêu nhau lâu khó khăn là không tránh khỏi, nhiều lúc cũng chẳng phải khó khăn từ bên ngoài mà bản thân hai đứa cũng phát sinh nhiều việc. Cũng có lần hai đứa tí thì chia tay. Cơ bản là cả hai đều phải cùng cố gắng để vượt qua.

- Phần lớn là do Hiền muốn giữ lại mối quan hệ này. Vì lúc đấy em cũng chẳng muốn yêu đương gì hết, em chỉ muốn độc thân thôi. Nhưng Hiền quyết định là ở bên em lúc đấy nên em cũng tự nghĩ nên thử cho cả hai một cơ hội”.

 

Hồng Minh