Xúc động Hội diễn văn nghệ trẻ khuyết tật toàn quốc lần thứ hai

(Dân trí) - Các tiết mục văn nghệ của các em thể hiện niềm tin và khát vọng mãnh liệt vươn lên trong cuộc sống.

Tối ngày 28/8, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức hội diễn văn nghệ trẻ khuyết tật toàn quốc lần thứ nhất với chủ đề: "Nghị lực và tình thương".

Hội diễn nhằm tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, phát triển tiềm năng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
 
Ðây cũng là cơ hội để các tổ chức, cá nhân thể hiện cảm thông và trách nhiệm xã hội đối với trẻ khuyết tật trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Hội diễn thi hút 22 đoàn nghệ thuật thuộc 13 tỉnh/thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Kiên Giang, Bình Định, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Nghệ An, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, với trên 250 diễn viên, thầy cô giáo, quản lý.

GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch 

GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại hội diễn.

Phát biểu tại hội diễn, GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, Trưởng BTC Hội diễn cho biết: “Qua những tiết mục biểu diễn, chúng ta có những ấn tượng tốt đẹp về các em học sinh khuyết tật, rằng các em đã lao động nghệ thuật hết mình, hăng say và trách nhiệm với những loại hình nghệ thuật mà các em đã lựa chọn.
 
Đặc biệt, có nhiều đơn vị đã biểu diễn các tiết mục có chủ đề hướng về biển đảo, tỏ lòng biết ơn với các thế hệ cha anh đang ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển để các em được học tập trong hòa bình, trở thành người có ích cho xã hội. Các tiết mục văn nghệ tham gia hội diễn đều thể hiện lòng biết ơn với Đảng, Bác Hồ, gia đình và thầy cô giáo. Hội diễn đã cho thấy thành quả đáng động viên của nền giáo dục nước ta...”

Chương trình Hội diễn nghệ thuật “Nghị lực và Tình thương” dành cho học sinh khuyết tật toàn quốc được Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam tài trợ toàn bộ giải thưởng gồm: 21 Huy chương Vàng, 30 Huy chương Bạc, 33 giải khuyến khích và 1 giải Nhất toàn đoàn, 2 giải Nhì toàn đoàn, 3 giải Ba toàn đoàn.

Qua chương trình, những trẻ em khuyết tật trên khắp cả nước đã có thêm niềm tin, dần xóa bỏ mặc cảm, vươn lên trở thành những công dân có ích cho quê hương. Đặc biệt, việc giao lưu văn nghệ cũng giúp cho trẻ có cơ hội học hỏi, kết bạn lẫn nhau, giúp các em mở rộng giao tiếp và làm phong phú đời sống tinh thần của mình.

Dưới đây là những hình ảnh xúc động của những trẻ em khuyết tật luôn khát khao vươn lên trong cuộc sống:

Tiết mục Hòa tấu nhạc dân tộc của học sinh trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội

Tiết mục Hòa tấu nhạc dân tộc của học sinh trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội

Màn múa Tự nguyện của học sinh trường Hữu nghị Bà Rịa – Vũng Tàu

Màn múa Tự nguyện của học sinh trường Hữu nghị Bà Rịa – Vũng Tàu

Học sinh khiếm thị trường PT chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, Đà Nẵng thể hiện ca khúc

Học sinh khiếm thị trường PT chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, Đà Nẵng thể hiện ca khúc Mẹ yêu con đầy xúc động

Tiết mục múa

Tiết mục múa Làng sen nhớ Bác của đơn vị Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An

Học sinh trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên thể hiện bài múa

Học sinh trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên thể hiện bài múa Những cánh hoa rừng

Ca khúc

Ca khúc Trường Sa – Hoàng Sa thiêng liêng Tổ quốc ta do tốp ca Trung âm nuôi dạy trẻ em khiếm thị tỉnh Tây Ninh trình bày

Bài múa

Bài múa Hào khí đất võ của học sinh trường chuyên biệt Hy vọng – Quy Nhơn là cái kết đầy cảm xúc cho đêm diễn.

Hồng Minh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm