Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Mỗi độ tháng Ba về, nhiều góc phố Hà Nội rộn ràng hoa sưa trắng ngần, lộc vừng nhuộm vàng, hoa ban biếc tím. Nhiều người lại say mê ghi lại hình ảnh những bông hoa, tạo dáng bên hoa...

Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội
Nếu hoa sưa, người ta kể đến những đường Phan Đình Phùng, đường Mai Xuân Thưởng, KTX Mễ Trì..., thì hoa ban gắn với đường Bắc Sơn, rải rác bên hồ Hoàn Kiếm, góc đường Thanh Niên, đường Mễ Trì...
 
Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Dù đã quen với sự có mặt của hoa ban, nhưng mỗi mùa hoa nở, người dân Thủ đô và du khách đều không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của loài hoa núi rừng Tây Bắc.

 
Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Gắn với loài hoa này là truyền thuyết tình yêu của chàng Khum và nàng Ban của dân tộc Thái. Theo kể, Khum giỏi làm nương, có tài săn bắn. Ban khéo tay dệt vải, có giọng hát hay làm say đắm bao chàng trai.

 
Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Tuy nhiên, nàng Ban bị cha ép gả cho con trai nhà tạo mường. Trong bước đường cùng, nàng Ban chạy sang bản của Khum để gặp chàng cầu cứu. Không gặp được người thương, nàng lấy chiếc khăn piêu của mình buộc vào cầu thang, rồi đi tìm chàng.

 
Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Đi hết khắp các bản làng, núi rừng, gọi tên người yêu đến khàn giọng, nhưng đáp lại chỉ là tiếng vọng của núi rừng. Cuối cùng nàng kiệt sức và nằm lại bên một ngọn núi cao.

 
Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Nơi nàng nằm xuống sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hằng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban.

 
Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Chàng Khum khi về thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm nàng cho đến khi kiệt sức. Sau khi chết, chàng hoá thành con chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi người yêu tha thiết từ năm nào.

 
Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn. Trong những dịp xuân về, ban nở, những chàng trai, cô gái dân tộc Thái lại chọn những nhành hoa đẹp nhất biếu bố mẹ, tặng người yêu.

Rộn ràng mùa ban Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Sau chuỗi những ngày đông lạnh, trong tiết xuân, những nụ hoa ban hé nở góp phần tạo nên phong phú sắc màu của Hà Nội

 
Những góc phố, mái hiên cổ kính của Hà Nội thêm duyên dáng với sắc hoa của núi rừng Tây Bắc

Những góc phố, mái hiên cổ kính của Hà Nội thêm duyên dáng với sắc hoa của núi rừng Tây Bắc

 
Những góc phố, mái hiên cổ kính của Hà Nội thêm duyên dáng với sắc hoa của núi rừng Tây Bắc
 
Những góc phố, mái hiên cổ kính của Hà Nội thêm duyên dáng với sắc hoa của núi rừng Tây Bắc

Đường Bắc Sơn trong mùa hoa này tiếp tục là điểm thu hút được đông đảo người dân đến ngắm hoa và chụp ảnh. Khác với những năm trước, du khách có thể thoải mái vào đường chụp ảnh hoa ban trên đường Bắc Sơn, năm nay chỉ có thể chụp ảnh bên ngoài hàng rào.

 
Các bạn trẻ đua nhau giữ lại hình ảnh hoa ban bằng điện thoại, máy ảnh...

Các bạn trẻ đua nhau giữ lại hình ảnh hoa ban bằng điện thoại, máy ảnh...

 
Mỗi mùa ban nở hoa là dịp để các bạn trẻ ở Hà thành tạo dáng chụp hình.
 
Mỗi mùa ban nở hoa là dịp để các bạn trẻ ở Hà thành tạo dáng chụp hình.

Mỗi mùa ban nở hoa là dịp để các bạn trẻ ở Hà thành tạo dáng chụp hình.

 
Mỗi mùa ban nở hoa là dịp để các bạn trẻ ở Hà thành tạo dáng chụp hình.

Với người Thái, mùa ban nở báo hiệu cho mùa của lễ hội. Người Thái ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) là Hội Xên bản, xên mường (còn gọi là hội hoa ban) để cầu phúc và gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm. Người Thái ở Sơn La cũng vào hội với hát giao duyên trên dòng Nậm Na; tiếng chiêng trống hội vang khắp núi rừng....

 

 

Theo Tường Kha

Tấm gương/Tiền phong