PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?

(Dân trí) - Nhà giáo Văn Như Cương không ngần ngại tỏ ý “bênh vực” cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” khi cho rằng một số câu nói của giới trẻ thời “a còng” thể hiện được sự biến chuyển từ cũ sang mới và hoàn toàn trong sáng nếu xét về hình thức văn bản.

Kể từ khi ra đời cũng như bị thu hồi vào tháng 10 năm ngoái, cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” đã tạo nên những dư luận trái chiều về ngôn ngữ của giới trẻ thời “a còng”.

 

Bên cạnh nhiều ý kiến cho rằng, những câu nói như Chuẩn không cần chỉnh, cướp trên giàn mướp, ăn chơi sợ gì mưa rơi…đã làm méo mó ngôn ngữ cũng như làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, nhiều phản bác cho rằng, đây là một hiện tượng xã hội cần được nghiên cứu cẩn thận bởi có thể giúp cho tiếng Việt thêm phong phú, hợp thời đại.
 

Và sau gần nửa năm trời “nằm im”, “Sát thủ đầu mưng mủ” trở lại dưới dạng triển lãm để giới trẻ và các chuyên gia ngôn ngữ có thể đưa ra quan điểm của mình về vấn đề nêu trên.

 
 
PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?
Những câu nói của giới trẻ thời hiện đại tạo nên những luồng ý kiến trái chiều về tính trong sáng của tiếng Việt.
 

Để có thể giới thiệu ra công chúng lần này, họa sỹ Thành Phong cùng đơn vị phát hành đã bỏ hết những bức tranh nhạy cảm và thay thế bằng một số hình ảnh, câu nói khác như Nhục như con trùng trục, Thần kinh dẫm phải đinh

 

Có mặt trong buổi triển lãm để cùng trao đổi về ngôn ngữ của giới trẻ thời “a còng”, nhà giáo PGS. TS Văn Như Cương nhận định: “Thành ngữ cũng có những giai đoạn, biến chuyển cho hợp thời và có những câu ở đây tôi rất thích.

 

Xưa nay ông cha ta vẫn nói “Cái khó bó cái khôn”, là để chỉ cái đói nghèo ngăn trở chúng ta thành công trong cuộc sống. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cả dân tộc gặp “cái khó” mới “ló cái khôn”, nỗ lực vượt lên mọi khó khăn để chiến đấu và “cái khó ló cái khôn ra đời”.

 

Tuy nhiên, nếu cứ đói mãi, khó mãi, thì “cái khó ló cái ngu” (một câu nói được thể hiện trong Sát thủ đầu mưng mủ - PV), không có cách nào để chúng ta vươn lên được. Ba câu nói thể hiện sự chuyển biến của ba thời kỳ lịch sử khác nhau chứ hoàn toàn không phải là sự biến đổi ngôn ngữ tùy tiện”.

 
PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?
Thầy Văn Như Cương (trái) cho rằng thành ngữ cũng phải biến đổi để phù hợp với từng thời kỳ lịch sử nhất định.
 

Cùng với việc chỉ ra dẫn chứng từ “kẹo cu-đơ” khẳng định nhiều người không cho tiếng lóng là hay nhưng dần được mọi người chấp nhận và đến nay trở thành phổ biến, người thầy giáo này cũng cho rằng có những câu truyền miệng hiện nay ít nhiều phản ánh vấn đề thời cuộc như “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”…

 

Cũng theo PGS.TS Văn Như Cương, những cách nói như trên của giới trẻ không làm ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt, mà ngôn ngữ chat mới là vấn đề đáng lưu tâm.
 
Việc sử dụng chữ viết tắt, tốc ký cần được uốn nắn, nghiêm cấm kịp thời trong các bài kiểm tra hay thậm chí vị hiệu trưởng này còn “nghiêm cấm việc sử dụng ngôn ngữ chat trên diễn đàn nhà trường” vì sự trong sáng tiếng Việt.
 
PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?
Nhiều bạn trẻ cho rằng việc sử dụng những "câu nói hay hay" này trong hoàn cảnh nào mới là vấn đề quyết định.
 

Có mặt trong buổi triển lãm một số tác phẩm của “Sát thủ đầu mưng mủ” cũng như nghe đánh giá của PGS.TS Văn Như Cương, bạn Thu Huyền (19 tuổi, Cầu Giấy) nhận xét: “Những câu nói này, em nghĩ không ít bạn trẻ, thậm chí người lớn cũng đã nói hoặc nghe nó một cách hào hứng.

 

Như thầy Cương nhận xét, em cũng nghĩ những câu nói này không ảnh hưởng tới sự trong sáng tiếng Việt. Có lẽ vấn đề nằm ở chỗ, những câu nói này do giới trẻ sáng tạo ra và chưa thể được chấp nhận trong khoảng thời gian ngắn”.

 

Còn bạn Nguyễn Huy (22 tuổi, Hào Nam) đánh giá: “Em nghĩ về mặt giải trí, những câu này là bình thường và gần như bạn trẻ nào cũng biết một vài câu trong đó. Điều quan trọng là sử dụng chúng cho phù hợp với hoàn cảnh. Giả sử cứ tùy tiện cho vào bài kiểm tra thì rõ ràng đó là không chấp nhận được”.

 
Một số "thành ngữ hiện đại" trong Sát thủ đầu chảy mủ
 
PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?


PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?


PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?


PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?


PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?


PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?


PGS. TS Văn Như Cương bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ”?

Vũ Phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm