Những “phú ông, phú bà” thương hiệu ét-vê
Ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường, họ đã trở thành những “phú ông”, “phú bà” dưới sự ngưỡng mộ của mọi người.
Lê Ngọc Chiến (SN 1990, Thanh Hóa)
Lê Ngọc Chiến là cựu sinh viên chuyên ngành Thương mại điện tử, Khoa Quản trị Kinh doanh (Đại học Ngoại thương Hà Nội). Bắt tay vào tìm hiểu thị trường từ cuối năm hai đại học, mở cửa hàng online, sau hai năm, Chiến tạo dựng cho mình một chuỗi 4 cửa hàng thời trang Achino Shop với 40 nhân viên. Ngoài ra, Chiến còn là “Nam vương” mùa đầu tiên của cuộc thi Gương mặt sinh viên – Facelook 2012.
Huỳnh Ngọc Tân (SN 1990, TP. Hồ Chí Minh)
Huỳnh Ngọc Tân bắt đầu kiếm tiền từ năm nhất đại học bằng nghề phục vụ quán cà phê. Sau một thời gian học hỏi, Tân chuyển sang làm bất động sản: Bán chung cư, cho du khách nước ngoài thuê nhà.
Bằng sự thông minh, vốn tiếng Anh tốt, trong hai năm, Tân bán được 20 căn hộ chung cư, đồng thời tự sắm cho mình căn hộ cao cấp tiền tỉ ở quận Bình Thạnh.
Không dừng lại ở đó, Tân tiếp tục đam mê kinh doanh với loại thiệp Kirigami (một loại thiệp nổi) của Nhật Bản. Bây giờ, chàng cựu sinh viên Đại học Ngoại Thương TP. Hồ Chí Minh là chủ của công ty Hynota, doanh thu hàng tháng hơn 100 triệu đồng.
Lê Hòa Ninh (SN 1993, Hà Nội)
Lê Nguyễn Nhật Linh (SN 1992, Hà Tĩnh)
Lê Nguyễn Nhật Linh (bút danh khác Linh Kô I) một tác giả 9X có rất nhiều độc giả. Từ một cô bồi bàn quán ăn lương 400.000 đồng/tháng cô trở thành Giám đốc sáng tạo tổng thu nhập hơn 40 triệu đồng/tháng. Khi đó, Linh mới 20 tuổi, học năm cuối khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nguyễn Đình Quân (SN 1986, Hà Nội)
Nguyễn Đình Quân kiếm tiền từ những thứ tưởng như là rác khi học năm cuối Đại học Mở Hà Nội. Ý tưởng làm tranh từ chất liệu thiên nhiên của Quân xuất phát từ môn học Tranh phối chất học ở Đại học Mở.
Bất chấp sự ngăn cản của bạn bè cho rằng ý tưởng làm tranh từ rác của cậu là điên rồ và phi thực tế, Quân tạo ra kì tích khi biến vỏ trứng, mùn cưa, rơm rạ, xơ… dừa… trở thành những bức tranh độc đáo, đẹp mắt.
Bức tranh đầu tiên mà Quân tạo nên có tên Khi yêu được làm từ vỏ trứng, mùn cưa và củ hoa lay ơn đã nhận được sự đón nhận tích cực từ thị trường. Chính vì thế Quân đã khai trương được cửa hàng tranh đầu tiên tại phố Đốc Ngữ (Ba Đình, Hà Nội) mang tên Ourway từ cuối năm 2009.
Hiện tranh của Quân đã có mặt rộng khắp ở Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Thanh Hóa… và mang về số tiền hàng tháng không hề nhỏ.
Đồng Trung Nghĩa (SN 1992, Hưng Yên)
Chàng sinh viên Học viện Hành chính là người mở ra Trung tâm Wow English – trung tâm chữa lười. Vượt qua những khó khăn ban đầu, trung tâm thu hút được sự quan tâm, đánh giá tốt của nhiều học viên. Nhờ vậy, trung tâm thu được doanh thu 300 triệu/tháng, riêng Nghĩa có 30 triệu/tháng.
Nguyễn Liên (Hưng Yên)
Nguyễn Liên, sinh viên năm 4 khoa công nghệ Hóa, trường Volgograd State Technical từ lâu đã được biết đến với biệt danh rất ấn tượng “đại gia đồ khô” của sinh viên Việt tại Nga.
Sống xa quê, Liên hiểu được sự thiếu thốn nhất là đồ ăn Việt Nam của du học sinh Việt. Bắt đầu kinh doanh các món bánh như: bánh bao, bánh rán, bánh cuốn, đậu phụ…, cô nhận được sự ủng hộ của các bạn. Nhưng việc học chiếm nhiều thời gian, Liên không thể thường xuyên làm bánh.
Sau đó, Liên chuyển hướng sang bán đồ khô: nước mắm, bánh đa nem, bún khô, phở khô, mì tôm.... Công việc thuận lợi giúp Liên trang trải cho sinh hoạt ở Nga, còn có tiền gửi về cho gia đình.
Theo Tú Oanh
Tiền phong