Ngỡ ngàng tài khắc bút chì điêu luyện của thầy giáo trẻ

(Dân trí) - Người khơi gợi sự tò mò bởi những hình ảnh sống động từ cây bút chì nhỏ xinh đó chính là thầy Dương Văn Kiên (32 tuổi), giáo viên Toán trường THPT Hoàng Hoa Thám - TP. Đà Nẵng.

Gặp chúng tôi khi đang dạy kèm 2 học sinh lớp 11, thầy Kiên vui vẻ kể về bộ sưu tập đến cả ngàn cây bút chì với đủ hình họa của mình. Thầy Kiên cho biết môn nghệ thuật khắc bút chì có xuất xứ từ Nhật Bản từ 6 năm trước. Sau đó môn nghệ thuật này bắt đầ du nhập vào Việt Nam.

 

Lúc mới ra đời, môn nghệ thuật khắc bút chì chỉ khắc chữ và những hình họa đơn giản. Sau khi du nhập vào nhiều nước, trong đó có Việt Nam nó được biến tấu thành những hình đa dạng hơn, phức tạp hơn tùy vào khả năng hình dung của người khắc bút chì.

 

Cách đây 2 năm, trong một lần lên mạng internet thầy giáo trẻ Dương Văn Kiên bắt gặp được những hình ảnh sống động, đẹp mắt được tạo dáng rất công phu từ những thân bút chì. Sẵn sự tò mò, thầy Kiên bắt đầu mày mò mua dụng cụ, dao kéo về tự khắc những hình tượng trên thân bút chì.
 
Tác phẩm được cho là tâm đắc nhất của thầy Kiên: đó là hình khắc sợi dây xích từ ruột bút chì.

Tác phẩm được cho là tâm đắc nhất của thầy Kiên: đó là hình khắc sợi dây xích từ ruột bút chì.

 

“Ý định ban đầu là muốn thử xem khả năng của mình đến đâu, tuy nhiên càng mày mò, tập luyện thì mình đam mê nó lúc nào không hay”, thầy Kiên bày tỏ. Thời gian để tạo ra những hình khắc chữ trên bút chì chỉ mất từ 30 phút đến 1 tiếng.

 

Tuy nhiên khi mới vào tập luyện thời gian chắc chắn sẽ lâu hơn, tùy vào khả năng học hỏi của mỗi người. Còn với những hình khắc phức tạp hơn thì có thể mất đến vài ngày.

 

Những sản phẩm khắc bút chì thầy thường tặng cho bạn bè hoặc học trò của mình. Nhiều em học sinh, sinh viên đến nhà thầy Kiên xin học hỏi kinh nghiệm và nhờ thầy chỉ giúp cách khắc bút chì. Thầy Kiên cho biết: “Miễn là các em có đam mê, quan tâm đến nó, thì mình sẵn sàng hướng dẫn các em đến nơi đến chốn để các em có những sản phẩm đầu tay tốt”.

 
Thầy Dương Văn kiên với bộ sưu tập đồ sộ hình khắc bút chì của mình.
Thầy Dương Văn kiên với bộ sưu tập "đồ sộ" hình khắc bút chì của mình.
 

Cũng theo thầy Kiên, khắc bút chì cần phải có đức tính chịu khó, tỉ mỉ và một chút khéo léo. Quan trọng nhất, người khắc bút chì cần có một chút năng lực sáng tạo để có thể tạo ra những tác phẩm khắc đẹp mắt, ấn tượng và độc đáo.

 

Phần lựa chọn bút chì để khắc cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng tạo hình khắc và màu sắc của hình khắc. Thầy Kiên cho hay là thầy phải “lùng” những cửa hàng bán bút chì tốt để có thể cho ra những tác phẩm ưng ý nhất.

 

Hiện tại thầy giáo Dương Văn Kiên có khoảng 1000 tác phẩm khắc bút chì với đa dạng hình khắc khác nhau. Dịp cuối tuần, căn nhà nhỏ của thầy ở đường Lê Hữu Trác (quận Sơn Trà) lại đông đúc “môn sinh” đến học tập và trao đổi với thầy và niềm đam mê khắc bút chì mới mẻ này.

 

Cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm khắc bút chì của thầy Dương Văn Kiên:

 

Hình khắc đôi phượng được khắc và uốn từ bút chì.
 
Hình khắc đôi phượng được khắc và uốn từ bút chì.
Hình khắc đôi phượng được khắc và uốn từ bút chì.
 
Ngộ nghĩnh 12 con giáp

Ngộ nghĩnh 12 con giáp

 
Hình khắc con rồng từ bút chì
 
Hình khắc con rồng từ bút chì

Hình khắc con rồng từ bút chì

 
Hình khắc những nhân vật hoạt hình trên nhiều cây bút chì.


Hình khắc những nhân vật hoạt hình trên nhiều cây bút chì.

Hình khắc những nhân vật hoạt hình trên nhiều cây bút chì.

 
Hình khắc thầy Kiên làm nhân kỷ niệm 50 ngày thành lập trường THPT Hoàng Hoa Thám.

Hình khắc thầy Kiên làm nhân kỷ niệm 50 ngày thành lập trường THPT Hoàng Hoa Thám.

 
Khắc chữ kỳ công trên bút chì
Khắc chữ kỳ công trên bút chì
 
Những cây cầu được khắc rất đẹp trên bút chì
 
Những cây cầu được khắc rất đẹp trên bút chì
Những cây cầu được khắc rất đẹp trên bút chì
 
Hình khắc
Hình khắc trái tim
   

Hà Thế An