Kiếm tiền tỷ từ nuôi thú “độc”

Từ thú vui thích nuôi những con vật "độc", lạ nhưng về sau chính chúng đã giúp những người chủ này trở thành đại gia, kiếm cả bạc tỷ mỗi năm.

Từ hai bàn tay trắng, sau 4 năm,
Từ hai bàn tay trắng, sau 4 năm, Kiều Văn Hoàng đã gây dựng được hai mô hình trại chó ngao Tây Tạng tại Quảng Ninh với số lượng lên đến 30 con. Đây là loại chó được coi là đắt nhất hành tinh.
 
 
Từ hai bàn tay trắng, sau 4 năm,

Là ông chủ của hai trại chó lớn, anh được biết đến là đại gia khi tuổi còn trẻ. Anh tâm sự những khó khăn trong nghề không phải ai cũng thấu hiểu: "Trong một năm có 3 tháng cuối năm phải nghỉ làm. Vì giống chó không sinh sản trong thời gian này. Trong 3 tháng mình phải nuôi chúng và duy trì chi phí trại chó khá cao”.

 
Nguyễn Khánh Vi

Nguyễn Khánh Vi (27 tuổi, tốt nghiệp học viện PSB Academy, Singapore) hiện đang là chủ trại chó Chow Chow tại TP. HCM.

 
Nguyễn Khánh Vi

Hiện nay, trang trại của Vi rộng khoảng 300m2 ở huyện Bình Chánh đang có 4 con chó giống (2 đực, 2 cái). Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chó giống quốc tế (FCI), việc nuôi từ 2 cặp trở lên sẽ được gọi là trại. Vi cho biết một con chó giống được mua với giá 4.000 USD, với mỗi một con vừa đẻ ra được Vi định giá 2.500 USD.

 
Nguyễn Đình Quỳnh

Nguyễn Đình Quỳnh (Long Xuyên, Kinh Môn, Hải Dương) mới 30 tuổi nhưng rất thích nuôi những con vật như nhím, trĩ, ngỗng trời. Tổng số công trong trại của Quỳnh gồm 30 con bố mẹ, 40 con non, tính sơ sơ đã trị giá bạc tỷ. Đàn công đem lại cho Quỳnh mỗi năm khoảng 300-400 triệu lãi và không bao giờ đủ hàng để bán.

 
Nguyễn Đình Quỳnh

Trại công khá đơn giản, tường xây bằng gạch xi măng, mái lợp bờ lô, xung quanh vây lưới B40, diện tích tổng cộng không quá một sào Bắc bộ. Khách mua về chủ yếu là làm giống hoặc nuôi cảnh. Ảnh công non mới nở.

 
Trần Linh Huế

Trần Linh Huế là một trong những bạn trẻ đầu tiên chơi gà Serama tại Hà Nội. Qua một thời gian tìm tòi trên mạng internet, Huế bắt đầu nuôi những chú gà Serama để kiếm tiền. Đây là giống gà tre nhỏ và nhẹ nhất trên thế giới, chỉ khoảng 300-500g. Giá mỗi cặp chỉ từ 3 triệu đồng, tuy nhiên để mua được gà đẹp, dân mê gà phải bỏ ra ít nhất 5 - 20 triệu đồng/con. Với tiếng tăm trong giới chơi gà, Huế có thể kiếm được thu nhập cả chục triệu nhờ vào những con gà giống.

 
Đang là giáo viên dạy toán ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), anh

Đang là giáo viên dạy toán ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), anh Nguyễn Thế Thắng lên mạng internet để tìm hiểu cách nuôi dế. Thấy kỹ thuật nuôi đơn giản, anh liên hệ với một trại dế ở Hà Nội, đặt mua 300.000 đồng tiền trứng dế để nuôi thử. Anh cho biết, vốn ban đầu chỉ cần khoảng vài triệu đồng để đầu tư mua con giống và dụng cụ nuôi. Với số lượng con giống này, sau một tháng sẽ cho khoảng 50 - 60 kg dế thành phẩm, thu nhập khoảng 5,5 - 6 triệu đồng.

 
Ông

Ông Võ Văn Đở ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú nuôi gần 300 con rắn hổ hèo với chuồng đặt ngay trong nhà. Hiện đàn rắn nuôi trong nhà của gia đình ông Đỡ khoảng 600 con lớn nhỏ, mỗi năm bán rắn thịt và rắn giống thu về trên 150 triệu đồng.

 
Ông

Ông Chau Sóc Kim, người dân tộc Khmer, ở ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang là người đầu tiên nuôi rắn theo mô hình bán hoang dã, với 4 loại không nọc độc là hổ ngựa, hổ hèo, hổ hành và rắn lãi. Mỗi năm doanh thu từ nuôi rắn của gia đình ông Kim đạt trên 500 triệu đồng.

 
Với anh

Với anh Phan Thanh Tuyền, ở xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ), do nhà ở phố đất chật, anh đã chọn cách nuôi rắn ri voi trong lu, hũ, thùng... Gần 100 con rắn ri voi được nuôi mỗi năm đem lại cho anh nguồn thu gần 200 triệu đồng.

 
Một số ít người có kinh nghiệm lâu năm sống chung cùng rắn đã chọn cách thả nuôi rắn cực
Một số ít người có kinh nghiệm lâu năm "sống chung cùng rắn" đã chọn cách thả nuôi rắn cực độc như hổ mang chúa, vì loài này có giá trị rất cao. Anh Lê Văn Nhơn, ở xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên – An Giang đang nuôi 15 con rắn hổ mang chúa, bình quân nuôi 1,5 -2 năm, mỗi con sẽ đạt trọng lượng từ 1,3 - 1,7kg. Giá bán loài này được các nhà hàng thu mua từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg.
 
Tại TPHCM, ông

Tại TPHCM, ông Trần Văn Nga (còn gọi là Sáu Nga) có trang trại rộng 7 ha nuôi cá sấu. Hiện trang trại của ông Nga nuôi khoảng 2.000 con cá sấu bố mẹ 7-8 năm tuổi làm giống, hơn 10.000 con cá sấu con. Mỗi tháng, ông Nga "hóa kiếp" cho 300-500 con cá sấu tầm 2-3 tuổi, dài 1,2-1,5 m, nặng 10-20 kg. Những sản phẩm da của ông xuất sang nhiều nước trên thế giới, còn những sản phẩm làm từ da cá sấu thường tham gia nhiều hội chợ và được người tiêu dùng ưa chuộng. Với đàn cá sấu của mình, mỗi năm ông Nga thu về gần 10 tỷ đồng.

 

Theo Lan Dương

Gia đình & Xã hội

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm