Hàng ngàn bạn trẻ hóa thân thành động vật hoang dã

(Dân trí) - Chiều tối 24/11, tại Cung Văn hóa Lao động (TPHCM), hàng ngàn bạn trẻ đã tham gia hoạt động kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã nhằm bảo tồn số lượng cá thể các loài nguy cấp như tê giác, tê tê, voi, hổ,…

Hàng ngàn bạn trẻ hóa thân thành động vật hoang dã

Lễ hội “Lạc vào hoang dã” là sự kiện nhằm hưởng ứng Hội nghị Quốc tế về Chống Buôn bán trái pháp luật Động vật, Thực vật hoang dã (IWT), đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 17,18/11.

Tại TPHCM, lễ hội do CHANGE (Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển) phối hợp cùng WildAid (Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã duy nhất tập trung vào việc giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã), kỳ vọng sẽ là một trong những sự kiện môi trường nổi bật trong phong trào bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam năm 2016.


3 cô hổ xinh đẹp.

3 "cô hổ" xinh đẹp.

Nghệ sĩ Hồng Ánh, Đại sứ tình nguyện cho rằng: “Tất cả những sản phẩm từ động vật hoang dã không mang một giá trị gì về mặt sức khỏe. Chính cái thị hiếu khác thường về động vật hoang dã đã làm cho môi trường tự nhiên bị đảo lộn. Thông qua những hoạt động như thế này, tôi mong rằng mọi người sẽ thay đổi nhận thức…”.

Chương trình được tổ chức với mong muốn truyền cảm hứng cho cộng đồng giới trẻ, lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước về bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam có tiếng nói, hành động thiết thực bảo vệ động vật hoang dã nói riêng và bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung.

Nhiều khu vực tương tác nhằm giúp các bạn trẻ tìm hiểu thông tin về sự đa dạng loài cũng như tình trạng cấp bách của động vật hoang dã như tê giác, tê tê, voi, hổ như: Cửa Rừng, Thảm Rừng, Tứ Thú Toàn Thư, Cạm Bẫy Rừng Xanh, Nhập Bầy, Hương Rừng, Tặng Phẩm Rừng Xanh và Vách Thiêng.

Bạn Kiều Tiên đang ngắm mình trong gương mặt “hoang dã”.
Bạn Kiều Tiên đang ngắm mình trong gương mặt “hoang dã”.
Xinh chưa nào!
Xinh chưa nào!
Chị Hoài Nam (quận Bình Thạnh) bế theo bé tham gia hóa trang cùng lễ hội.
Chị Hoài Nam (quận Bình Thạnh) bế theo bé tham gia hóa trang cùng lễ hội.
Hãy bảo vệ Tê Tê.
Hãy bảo vệ Tê Tê.

Sừng Tê Giác cũng giống như móng tay, tóc…không có chức năng chữa bệnh. Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu về động vật hoang dã, trên thế giới giảm 95%, còn 25.000 cá thể trong tự nhiên. Nam Phi là quốc gia có số lượng tê giác lớn nhất thế giới với hơn 70%. Riêng năm 2014, 1.215 cá thể tê giác bị giết hại đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại Châu Á (tăng 100 lần so với năm 2007) và nạn thảm sát tê giác tại Nam Phi không suy giảm mà ngày càng khốc liệt khi mỗi ngày tại đây mất hơn 3 cá thể tê giác.
Sừng Tê Giác cũng giống như móng tay, tóc…không có chức năng chữa bệnh. Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu về động vật hoang dã, trên thế giới giảm 95%, còn 25.000 cá thể trong tự nhiên. Nam Phi là quốc gia có số lượng tê giác lớn nhất thế giới với hơn 70%. Riêng năm 2014, 1.215 cá thể tê giác bị giết hại đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại Châu Á (tăng 100 lần so với năm 2007) và nạn thảm sát tê giác tại Nam Phi không suy giảm mà ngày càng khốc liệt khi mỗi ngày tại đây mất hơn 3 cá thể tê giác.
Tham gia giải mã mê cung.
Tham gia giải mã mê cung.
Trong mê cung sẽ có những nhân vật gây cho bạn sự bất ngờ.
Trong mê cung sẽ có những nhân vật gây cho bạn sự bất ngờ.
Xuyên tường Tê Giác.
Xuyên tường Tê Giác.

Ngoài ra, chương trình còn là trải nghiệm hoạt động mô phỏng, hóa thân sáng tạo cảm nhận vẻ đẹp, không gian tranh vẽ 3D sống động với thông điệp kêu gọi bảo vệ môi trường hoang dã, học vũ điệu hoang dã Châu Phi, tham gia trò chơi mê cung hấp dẫn và đặc biệt là cam kết bảo vệ động vật hoang dã bằng nhấn nút trên Vách Thiêng.

Năm 2010, các cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết để lấy sừng. Theo đánh giá của các chuyên gia bảo tồn trên thế giới, loại tê giác sẽ tuyệt chủng trong 6 năm nữa nếu nạn thảm sát không ngăn chặn kịp thời.

Năm 2016, cộng đồng quốc tế có nhiều động thái thể hiện quyết tâm xóa bỏ nạn săn bắn trái phép động vật hoang dã. Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đã bỏ phiếu quyết định đưa tất cả 8 loài tê tê, loài động vật có vảy bị săn bắn trái phép nhiều nhất trên thế giới, vào danh mục I.

Phạm Nguyễn
(phamnguyen.dtr@gmail.com)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm