Chuyện những người âm thầm đón Tết

Tết là thời điểm nghỉ ngơi, về thăm quê, vui vầy bên gia đình người thân…nhưng có những người vì công việc mà họ luôn phải hưởng cái “Tết muộn” hoặc không có Tết.

Cái rét bắt đầu tràn ngập trên khắp 36 phố phường Hà Nội và đường phố Sài Gòn như se sắt lại vì những cơn gió bấc hiu hiu mỗi buổi sáng. Người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ công việc gì, chỉ cần nghe đến những dấu hiệu ấy của thời tiết cũng hiểu rằng cái Tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần. Tết là thời điểm nghỉ ngơi, về thăm quê, vui vầy bên gia đình người thân…nhưng có những người vì công việc mà họ luôn phải hưởng cái “Tết muộn” hoặc không có Tết.

 

Anh Phạm Thành Được (Hà Nội) - một tài xế trẻ tuổi tuyến Bắc - Nam tâm sự: “Mùa xe Tết của tôi thường bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp và kéo dài đến tận mùng 6, đã nhiều năm rồi tôi không được đón giao thừa ở nhà mà phải rong ruổi trên những cung đường từ Bắc vào Nam để đưa đón hành khách.

 

Đêm giao thừa, đi qua các thành phố, cánh tài xế quen biết lại hẹn nhau ở một quán ven đường, mượn chén trà xanh thay rượu để chúc mừng năm mới, cũng là cách giảm stress, căng thẳng đầu óc hiệu quả và mang lại niềm vui cho chặng đường tiếp theo”, anh Được tâm sự.

 
Chuyện những người âm thầm đón Tết
 

Khác với việc đón Tết trên các cung đường, chàng ngư dân trẻ Nguyễn Văn Đoàn (Đà Nẵng) lại đón Tết ngay trên biển như nhiều ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ. Anh Đoàn cho biết: “Vào dịp con nước trăng tháng 11-12 hàng năm, luồng cá sẽ dày đặc hơn những ngày thường. Vì vậy chỉ cần trúng một chuyến cuối năm nay là bằng 5-7 chuyến khác. Nhiều người cứ nghỉ tết mà ở trên biển thì buồn lắm.

 

Nếu ở lại đêm giao thừa thì tất cả các tàu thuyền ở gần nhau sẽ liên lạc tập trung về một chỗ, cùng hú còi vang cả góc trời chào năm mới. Rồi anh em quây quần chúc nhau ly rượu, chén trà hay dùng bộ đàm gọi về nhà chúc tết vợ con… Đã là ngư dân thì tinh thần phải luôn vững vàng, biết nói “Không” với nỗi buồn khi xa nhà”.

 
Chuyện những người âm thầm đón Tết
 

Ngày Tết, nhu cầu sinh hoạt của mỗi gia đình tăng cao, rác phát sinh nhiều. Những ngày trước, trong và sau Tết, cường độ làm việc của công nhân vệ sinh cũng tăng cao. Đối với chị Nguyễn Thanh Nhàn – công nhân vệ sinh ở TP.HCM thì đêm giao thừa là đêm vất vả nhất trong năm làm việc của chị.

 

Chị Nhàn nhớ lại những Tết trước: “Gần giờ giao thừa, đường phố đông hẳn lên, vì ai nấy cũng vội vã về đón giao thừa cùng gia đình, người thân, hoặc ra khu vực trung tâm thành phố xem bắn pháo hoa, xem ca nhạc… Còn mình thì cứ lầm lũi quét dọn trên đường phố. Những lúc ấy cũng thấy chạnh lòng nhưng cứ nghĩ đến con ở nhà có thêm tấm áo mới, cặp giò chả thì lại ấm lòng và có thêm sức mạnh”.

 
Chuyện những người âm thầm đón Tết
 

Nói về kỉ niệm giao thừa năm ngoái khi mới vào làm việc ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Q5 TP.HCM), cô y tá trẻ Mai Thị Huyền cho biết: Ca trực của cô bắt đầu từ 8h sáng ngày 30 đến 8h sáng ngày mùng 1 tết, vì thế cô và các bác sĩ, các học viên thực tập đành phải vui vẻ đón giao thừa tại bệnh viện.

 

Cả bệnh nhân và bác sĩ, y tá như những người trong một gia đình, người mang vào con gà luộc, người mang vào cây giò, chiếc bánh chưng rồi hoa quả, bánh kẹo… cũng rộn ràng như đang đón giao thừa ở nhà. Họ chúc nhau một năm mới dồi dào sức khoẻ, chúc rằng sang năm mới họ sẽ không phải gặp nhau trong hoàn cảnh như thế này.

 

Ngoài đường, người xe vẫn tấp nập… nhưng mấy ai biết rằng, có những người đang làm việc cho mình và mọi người có thể đón một cái tết vui hơn. Trong thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, có lẽ với những người như anh tài xế Phạm Thành Được, anh ngư dân Nguyễn Văn Đoàn hay chị lao công Nguyễn Thanh Nhàn … niềm vui đối với họ là dù không được ở bên người thân nhưng công việc họ đang làm sẽ mang lại cho gia đình và xã hội cuộc sống ấm no tươi đẹp.

 

Thiên thần trà mang Tết đến mọi nhà

 

Dịp Tết Quý Tỵ 2013 này, các thiên thần Trà xanh Không Độ sẽ mang đến cho mọi người Việt Nam ở khắp 3 miền vì công việc phải hưởng cái “Tết muộn” hoặc không có Tết một động lực để hoàn thành tốt công việc. Đó là câu thần chú “Đừng nói Không …” với mọi áp lực, stress cũng như nỗi buồn nhờ vào tinh chất EGCG.

 

Bằng dây chuyền hiện đại của Châu Âu kết hợp cùng công nghệ ưu việt Nhật Bản, Trà xanh Không Độ giữ nguyên vẹn 100% chất chống oxy hóa EGCG trong lá trà xanh Thái Nguyên. Chỉ một ngụm Trà xanh Không Độ sẽ giúp giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư cho một cuộc sống lạc quan. Các nghiên cứu còn cho thấy EGCG trong trà xanh còn có tác dụng chống lão hóa, suy giảm trí nhớ và bệnh tim mạch, răng miệng.

 

Vì vậy, “Đừng nói Không, hãy nói Không Độ” và chúc nhau có một năm mới “Sảng khoái, yêu đời, Không lo căng thẳng mệt mỏi”.
 
Chuyện những người âm thầm đón Tết

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm