Chuyện ngón tay cái và nốt “like”

Bây giờ thời đại số cái gì cũng nhanh gọn, lan xa, tỏa rộng… Đến cách chia sẻ với nhau cũng gọn gàng chỉ với cái click chuột vào biểu tượng ngón tay cái giơ lên.

Trước đây, ngón tay giơ lên mang ý nghĩa số đếm là “một”, hay mang nghĩa “tốt” thì giờ khi gắn với chữ like của Facebook đã mang thêm nghĩa là “thích” “chia sẻ” “đồng ý”…

 

Cách thể hiện sự chia sẻ này được hàng ngàn bạn trẻ sử dụng không chỉ ở thế giới ảo mà còn ở cuộc sống thực tế. Like và biểu tượng ngón tay cái giơ lên đang trở thành ngôn ngữ của giới trẻ để biểu thị trước nhiều vấn đề trong cuộc sống với ưu điểm nhanh gọn, không ồn ào.

 

Ở những không gian công cộng như công viên, quán nước… đều có thể bắt gặp hình ảnh bạn trẻ giơ ngón tay cái như biểu tượng like, hay chỉ nói like để thể hiện thái độ của mình trước câu nói, hành động của một người khác.

 
Nút like không chỉ còn trong thế giới ảo...
Nút like không chỉ còn trong thế giới ảo...
 

Nơi thế giới ảo, từng có những thống kê về câu trả lời cho câu hỏi Tại sao lại nhấn nốt like, như sau: Tôi bấm like khi tôi thấy điều gì đó thú vị muốn chia sẻ và biết đâu đó tôi sẽ quay lại để xem; Tôi bấm like để sau này có thể tìm lại thông tin một cách nhanh chóng (vì khi bấm like thì thông tin đó sẽ được lưu vào phần Interest của bạn), đồng thời để chia sẻ nó với bạn bè và biết đâu họ cũng thích nó như tôi,…

 

Với nhiều bạn trẻ, nốt like giống như miếng trầu mở đầu câu chuyện. Không ít người đã trở thành bạn, thậm chí là cặp đôi bắt nguồn từ thế giới mạng. Chàng like nàng và nàng like chàng. Nó như thay lời muốn nói “tôi vẫn dõi theo bạn đấy nhé!”.

 

Nhiều hơn hết like là sự chia sẻ của người này đối với chuyện vui buồn, may mắn hay đen đủi, đẹp hay xấu… của một người khác. Có những comment thắc mắc “sao thấy người ta buồn vẫn like”, thì được phản hồi là “thể hiện sự cảm thông”, hay “chưa biết động viên gì nên like để chia sẻ thôi”…

 
Mà đôi khi còn hiện hữu trong chính thế giới thật của chúng ta.

Mà đôi khi còn hiện hữu trong chính thế giới thật của chúng ta.
 

Like còn là thể hiện sự yêu thương, cảm phục. Như hình ảnh một em bé bón đồ ăn cho người mẹ cụt tay được lan truyền trên internet và nhận được hơn 3.000 like. Bức ảnh còn được thêm lời đề tựa xúc động: “Đói lòng ăn trái ớt cay. Để cơm nuôi mẹ đôi tay không còn. Dù cho sông cạn núi mòn. Một ngày còn mẹ con còn tương lai”.

 

Like thực sự gắn vào đời sống của giới trẻ với không ít thú vị. Như mẩu đối thoại vui giữa học sinh và thầy giáo: - “Dạ em làm xong gửi lên Facebook rồi ạ. Em đánh dấu (tag) thầy vào chấm. Thầy lên chấm bài cho em, nếu thấy đúng thì bấm thích (like), nếu thấy hay thì bấm chia sẻ (share) lên cho cả lớp like để tuyên dương em thầy nhé!”.

 

+ “Ừ, thầy lên ngay đây, nhân tiện thầy cũng thông báo luôn, thầy đăng (post) kết quả học tập của em lên và tag cả bố mẹ em vào rồi đấy, bảo bố mẹ em bấm like để kí tên và bình luận (comment) để ghi nhận xét của phụ huynh nhé”.

 

Nốt like và ngón tay cái giơ lên - ấm áp sẻ chia từ thế giới ảo đến cuộc đời thực!

 

Theo Mai Xuân Tùng

Tiền phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm