Cái Tôi quá lớn?
(Dân trí) - Thật đáng ngạc nhiên, loài người được sinh ra với tâm lý tự yêu mình. Khi là trẻ thơ, chúng ta đã hoàn toàn mê mệt với chính mình. Mọi thứ trong vũ trũ xoay quanh Tôi Vĩ Đại, và những người khác tồn tại đơn thuần chỉ để làm đầy nhu cầu của chúng ta.
Thái độ này tiếp tục tồn tại trong thời thơ ấu, cho đến khi chúng ta bắt đầu quan tâm đến người khác theo cách tương tự chúng ta quan tâm tới bản thân.
Tương tự, khi lớn tuổi hơn, con người đã trải qua thời kỳ phải hạn chế sự quá yêu bản thân. Họ như buông xuống được một gánh nặng, và lại bắt đầu làm tất cả những gì mình thích và không quan tâm đến cảm giác của người xung quanh.
Tính quá yêu bản thân có xu hướng xuất hiện bất cứ khi nào người ta trải qua thời chuyển tiếp. Bạn có thể cảm thấy điều này khi bạn cố gắng hiểu được vai trò của mình trong cuộc sống. Khi bạn làm điều đó, bạn sẽ ngừng suy nghĩ về tất cả những điều tuyệt vời mà bạn phải dâng hiến và nhớ rằng bạn có cơ hội để trau dồi, cải thiện.
Khi nào thái độ đó trở thành một vấn đề?
Nếu trong thời kì “quá độ” đó, đặc biệt là khi còn nhỏ, việc tìm kiếm vị trí của bạn bị ngắt quãng, bạn ngừng tin tưởng sự giúp đỡ của người khác. Bạn trở thành một sinh linh độc lập trong vũ trụ, một thế giới cho chính bản thân bạn. Bạn không cần ai khác nữa. Vì thế, những gì bạn làm là hoàn hảo, và không có chỗ cho sự cải thiện. Điều này khác với một người cầu toàn sợ những lời phê bình. Những người quá yêu bản thân không tin những lời phê bình của người khác có chút “trọng lượng” gì.
Tính quá yêu bản thân trở thành một vấn đề bởi nó ngăn cản bạn cải thiện hoàn cảnh của mình. Nó cũng khiến những người xung quanh bạn cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Những người thực sự quá yêu bản thân sẽ nói dối, lừa gạt. Dù họ làm gì, họ cũng luôn cảm thấy đó là chính đáng, hợp lý.
Tôi có phải là người quá yêu bản thân?
Nếu bạn đặt câu hỏi đó với bản thân mình, nhiều khả năng câu trả lời là không. Bạn nhớ không, những người như thế thường nghĩ rằng họ hoàn hảo mà.
Bạn có thể sợ phải cải thiện sự tự tin, sợ củng cố lòng tự trọng, hoặc thậm chí hiểu rằng bạn đã làm điều gì đó tốt cho nỗi sợ bị gán cái mác “đầy bản thân”. Sống phụ thuộc vào những người bạn đang ở bên, bạn có thể phải nhận những lời phê bình. Gia đình và bạn bè có thể rất ghen tị với bạn, và sẽ cố kéo bạn xuống với họ. Dù vậy, vào cuối ngày, bạn xứng đáng được ngợi ca cho những thành quả của mình. Bạn xứng đáng được tin tưởng vào bản thân.
Tuy nhiên, sự tự tin nhấn mạnh vào cách nghĩ tích cực, thực tế. Cách nghĩ đó bao gồm cả việc làm thế nào bạn có thể tiến bộ.
Đừng để nỗi sợ trở nên kiêu căng ngạo mạn hay ưa kiểm soát ngăn cản bạn làm tốt đẹp hơn hình ảnh của chính mình. Bất cứ ai, dù là nam hãy nữ, hành động theo những cách ấy tức là không thực sự an tâm, tin tưởng vào bản thân họ. Sự tự tin có nghĩa là bạn không phải so sánh mình với người khác để biết bạn đang đi đúng hướng. Sự thừa nhận của bạn được dựa trên những mục tiêu mà bạn đã đặt ra và những thành công nhỏ nhất đưa bạn đến đó.
Tạo dựng niềm tin đối với bản thân
Dù bạn cảm thấy không chắc chắn về khả năng của mình, hoặc bạn gặp phải một thách thức mà bạn không chắc bạn có thể tự giải quyết được, việc tạo dựng sự tự tin sẽ mang đến cho bạn niềm tin. Niềm tin thực sự đã có được, vậy hãy tháo bỏ những vinh quang của bạn. Ngừng lo lắng về cái giá của sự thành công. Hãy đặt các thước đo đúng chỗ để bạn có thể tiến bộ và tận hưởng nó.
Ni Kha
Theo SolveYourProblem