7 bước tăng cường sức khỏe tinh thần

Hoàng Dương

(Dân trí) - Sống một cuộc sống lành mạnh, dựa trên sự khỏe mạnh toàn diện, đòi hỏi chúng ta cũng phải chú ý đến sức khỏe tinh thần.

7 bước tăng cường sức khỏe tinh thần - 1

(Ảnh: Beauty Health Tips).

Chúng ta sống trong tâm lý căng thẳng, chúng ta che giấu nỗi buồn, gượng ép niềm vui và rèn những trạng thái cảm xúc để trông đẹp hơn trong mắt người khác. Nhưng bạn biết rằng không nhất thiết phải như vậy?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm này qua năm khác đã đưa vấn đề "Sức khỏe tâm thần" vào chương trình nghị sự để cảnh báo mọi người về sự cần thiết phải chăm sóc tinh thần, giống như cách chúng ta chăm sóc vóc dáng của bản thân.

Dưới đây là 7 bước để cải thiện sức khỏe tinh thần.

1. Chú ý đến các dấu hiệu và tìm kiếm sự giúp đỡ

Ngủ kém, chán ăn, lãnh cảm, không quan tâm đến tình dục... là một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm, nhưng không phải chỉ có chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Việc thiếu ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm có thể tạo ra tâm lý bất cần, tâm trạng tồi tệ, đầu óc bồn chồn, làm suy giảm khả năng suy luận logic và giảm khả năng miễn dịch. Đừng nghĩ những giờ nghỉ ngơi là "thời gian lãng phí".

Một tâm trí được nghỉ ngơi là sự đảm bảo cho một tâm trí hiệu quả, tức là nó mua được thời gian. Lý tưởng nhất là ngủ đều đặn 7-8 tiếng/ngày. Con số này có thể thay đổi đối với một số người và tùy theo độ tuổi.

Bước đầu tiên là không bỏ qua những gì bạn cảm thấy và bước thứ hai là tìm kiếm sự giúp đỡ. Và hãy nói rõ rằng: việc đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần hoàn toàn không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối.

2. Hãy làm những gì khiến bạn vui

Dành 10 phút mỗi ngày và tập trung vào giai điệu đã chọn. Bạn muốn học một ngôn ngữ mới? Hãy tìm kiếm một khóa học trực tuyến và thử thách bản thân.

Bạn có cảm thấy hạnh phúc khi ở cùng những chú chó nhỏ không? Hãy thử tìm một hiệp hội hỗ trợ động vật và ứng tuyển làm tình nguyện viên. Việc có các hoạt động mang lại niềm vui trong cuộc sống thường ngày có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Nhưng đừng mắc sai lầm khi tạo áp lực quá lớn cho những gì bạn làm. Nếu những nhiệm vụ này được xem như một sự áp đặt và nghĩa vụ thì cảm giác thất vọng có thể tăng lên.

3. Có những thói quen lành mạnh

 Ăn uống điều độ, ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và tập thể dục. Đó là những yếu tố không chỉ giúp mang lại sức khỏe thể chất tốt mà còn cả tinh thần. 

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của hoạt động thể chất. Ưu tiên hoạt động thể chất trong thói quen là điều cơ bản đối với sức khỏe của bạn nói chung. Các bằng chứng khoa học mới nhất và có chất lượng tốt nhất chỉ ra rằng tập thể dục như một phương pháp điều trị đầu tiên đối với chứng lo âu, trầm cảm nhẹ, đau mãn tính, rối loạn tiền kinh nguyệt và nhiều tình trạng y tế khác. Làm cho cơ thể và tâm trí của bạn hòa hợp là rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần.

4. Hãy biết ơn và ăn mừng thành tựu

Trong mắt người khác, đây có vẻ như là một "điều nhỏ nhặt", nhưng ý nghĩa lại phụ thuộc vào mức độ quan trọng của nó. Bằng cách ăn mừng, bạn gửi những tín hiệu tích cực đến não và tập trung sự chú ý vào những thành tựu (nhỏ và lớn). Bằng cách cảm ơn, bạn cũng đang tập trung sự chú ý vào những gì đang diễn ra tốt đẹp.

5. Nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực

Lạc quan hay biết cách tập trung vào mặt tốt của sự việc là một bài tập ngoài tác dụng giải tỏa những suy nghĩ căng thẳng, còn mang lại khả năng phục hồi tinh thần.

Nói cách khác, tin rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn có thể giúp chúng ta rất nhiều để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Bài tập này giúp xây dựng một thói quen tự nhiên và khiến chúng ta có khả năng vượt qua và trưởng thành hơn với những khó khăn.

6. Thực hành chánh niệm

Chánh niệm là thực hành tập trung vào tình huống hiện tại, không phán xét những gì bạn làm. Điều này có thể được thực hành ngay cả trong các hoạt động hằng ngày, chẳng hạn như đi tắm.

Hãy dành một vài phút trong ngày để để ý xem cơ thể bạn đang cảm thấy thế nào và những suy nghĩ đang diễn ra trong đầu bạn. Có một số phương pháp thực hành chánh niệm, điều quan trọng là bạn phá vỡ các hành vi và suy nghĩ tự động trong suốt cả ngày có thể tích tụ, tạo ra lo lắng và rối loạn tinh thần.

7. Lọc mạng xã hội và các mối quan hệ

Các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter không phải là cách tốt nhất để thu hút tình bạn và giữ liên lạc. Lượng thông tin chung mà các phương tiện truyền thông này mang lại có thể tạo ra nhiều lo lắng.

Mọi người lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời để chia sẻ trên mạng xã hội và hãy đối mặt với điều đó, nhìn những bức ảnh của bạn bè khi bạn đang làm việc chăm chỉ để trả các hóa đơn có thể không tốt cho sức khỏe vào lúc này. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy lo lắng và có xu hướng tự hạ mình xuống, hãy cố gắng không theo dõi những phương tiện này nhiều lần trong ngày và lọc nội dung cũng như những người không quen biết xuất hiện với bạn.

Theo beautyhealthtips.in