5 nụ cười khiến hàng vạn người ấm lòng trong “Tết này tôi ước”

Nụ cười vỡ òa hạnh phúc vì được gặp con, nụ cười như nuốt niềm vui vào tận đáy lòng của chàng trai thỏa nguyện mong ước chữa bệnh cho mẹ, nụ cười cảm kích của ông lão bán xăng trên hè phố… tất cả đã tạo nên một “Tết này tôi ước” ấm áp, ngọt ngào trong mắt người xem.

 


Nụ cười sum vầy của bốn cha con cô bé Thanh Thanh (huyện Châu Thành, Tây Ninh).

 

Thanh Thanh hiện đang cùng với 2 em nhỏ ở với bà nội. Mẹ em mất từ khi sinh ra đứa em út, ba làm mướn tận Campuchia dự định không thể về đón Tết cùng ba chị em vì điều kiện quá khó khăn. Với sự giúp đỡ của nhãn hàng Trà thảo mộc Dr. Thanh, bố của Thanh Thanh đã được về đón một cái Tết đầm ấm với những món quà mà chương trình trao tặng. Niềm vui đoàn tụ được nhân lên khi những ước mơ giản dị của ba chị em như manh áo mới, những bữa cơm no… đều được chương trình mang lại một cách đầy đủ.

Nụ cười sum vầy của bốn cha con cô bé Thanh Thanh (huyện Châu Thành, Tây Ninh).

 

Thanh Thanh hiện đang cùng với 2 em nhỏ ở với bà nội. Mẹ em mất từ khi sinh ra đứa em út, ba làm mướn tận Campuchia dự định không thể về đón Tết cùng ba chị em vì điều kiện quá khó khăn. Với sự giúp đỡ của nhãn hàng Trà thảo mộc Dr. Thanh, bố của Thanh Thanh đã được về đón một cái Tết đầm ấm với những món quà mà chương trình trao tặng. Niềm vui đoàn tụ được nhân lên khi những ước mơ giản dị của ba chị em như manh áo mới, những bữa cơm no… đều được chương trình mang lại một cách đầy đủ.

 


Nụ cười hạnh phúc của cụ Trần Văn Đệm (81 tuổi) cùng vợ là Đỗ Thị Bê (74 tuổi), đôi vợ chồng bán xăng dạo trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1, TPHCM).

 

Mỗi ngày vợ chồng này bán được 5 - 10 lít xăng, kiếm được khoảng 20 – 30 nghìn. Ăn bữa thiếu nữa no, hi ông bà thường chia đôi hộp cơm bụi để cùng ăn trưa, còn buổi tối nếu đủ tiền thì ăn cơm, không thì lại chia đôi ổ bánh mì.Hai vợ chồng cụ không có nhà cửa. Cụ tâm sự, chỉ thèm nồi thịt kho với cái bánh tét, nhưng nhiều năm nay, hai vợ chồng cụ đều không làm nổi. Những giỏ quà Tết, bánh mứt kẹo, cái bánh tét xanh cùng những sự hỗ trợ của chương trình khiến hai ông bà như đang sống trong một giấc mơ.

Nụ cười hạnh phúc của cụ Trần Văn Đệm (81 tuổi) cùng vợ là Đỗ Thị Bê (74 tuổi), đôi vợ chồng bán xăng dạo trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1, TPHCM).

 

Mỗi ngày vợ chồng này bán được 5 - 10 lít xăng, kiếm được khoảng 20 – 30 nghìn. Ăn bữa thiếu nữa no, hi ông bà thường chia đôi hộp cơm bụi để cùng ăn trưa, còn buổi tối nếu đủ tiền thì ăn cơm, không thì lại chia đôi ổ bánh mì.Hai vợ chồng cụ không có nhà cửa. Cụ tâm sự, chỉ thèm nồi thịt kho với cái bánh tét, nhưng nhiều năm nay, hai vợ chồng cụ đều không làm nổi. Những giỏ quà Tết, bánh mứt kẹo, cái bánh tét xanh cùng những sự hỗ trợ của chương trình khiến hai ông bà như đang sống trong một giấc mơ.

 


Nụ cười chất chứa niềm vui của anh Lê Quốc Dũng (30 tuổi xã An Cơ, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), người được “Tết này tôi ước” giúp thỏa nguyện ước mơ có một cái Tết sung túc và có tiền chữa mắt cho mẹ.

 

Trước đây anh Dũng làm công nhân, thu nhập cũng ổn định, nhưng từ khi mẹ bệnh, anh phải bỏ việc ngoài thành phố để về nhà chăm mẹ. Anh là con trai út, anh chị đi làm xa hết rồi, chỉ còn anh ở lại chăm mẹ. Mẹ bị mù, bị đau thần kinh tọa. Từ đó mọi sinh hoạt của mẹ đều do anh giúp đỡ, vì vậy mà anh không đi làm xa được. Công việc của anh là làm rẫy mì, làm cỏ, tới mùa thì đi làm, hết mùa thì ở nhà ở không. Anh phải đi bộ hơn 10km đi làm.

 

Ước mơ lớn nhất của anh là Tết này có nồi thịt kho với bát cơm trắng,... Anh ước mơ mẹ có một cái tết sung túc như người ta, và có tiền đưa mẹ đi chữa mắt.

Nụ cười chất chứa niềm vui của anh Lê Quốc Dũng (30 tuổi xã An Cơ, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), người được “Tết này tôi ước” giúp thỏa nguyện ước mơ có một cái Tết sung túc và có tiền chữa mắt cho mẹ.

 

Trước đây anh Dũng làm công nhân, thu nhập cũng ổn định, nhưng từ khi mẹ bệnh, anh phải bỏ việc ngoài thành phố để về nhà chăm mẹ. Anh là con trai út, anh chị đi làm xa hết rồi, chỉ còn anh ở lại chăm mẹ. Mẹ bị mù, bị đau thần kinh tọa. Từ đó mọi sinh hoạt của mẹ đều do anh giúp đỡ, vì vậy mà anh không đi làm xa được. Công việc của anh là làm rẫy mì, làm cỏ, tới mùa thì đi làm, hết mùa thì ở nhà ở không. Anh phải đi bộ hơn 10km đi làm.

 

Ước mơ lớn nhất của anh là Tết này có nồi thịt kho với bát cơm trắng,... Anh ước mơ mẹ có một cái tết sung túc như người ta, và có tiền đưa mẹ đi chữa mắt.

 


Nụ cười cảm kích của bà Lữ Thị Lệ Nương 75 tuổi (số 45 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7, TPHCM), người đã được “Tết này tôi ước” tiếp sức để trang bị cho lớp học tình thương mà bà mở ra và duy trì nhiều năm nay, dạy cho các em nhỏ mồ côi, cơ nhỡ.

 

Được mọi người biết đến với lớp học tình thương cho các em nhỏ cơ nhỡ, mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn tại xóm lao động nghèo quận 7, bà Nương đã duy trì lớp học tình thương này 15 - 16 năm nay. Bà chỉ lo sức khỏe bà yếu dần, và không biết có ai có cái tâm như bà để tiếp tục thay bà duy trì lớp học. Tết này bà chỉ ước các em có 1 lớp học đủ đầy, có sách vở bút viết tinh tươm...

Nụ cười cảm kích của bà Lữ Thị Lệ Nương 75 tuổi (số 45 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7, TPHCM), người đã được “Tết này tôi ước” tiếp sức để trang bị cho lớp học tình thương mà bà mở ra và duy trì nhiều năm nay, dạy cho các em nhỏ mồ côi, cơ nhỡ.

 

Được mọi người biết đến với lớp học tình thương cho các em nhỏ cơ nhỡ, mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn tại xóm lao động nghèo quận 7, bà Nương đã duy trì lớp học tình thương này 15 - 16 năm nay. Bà chỉ lo sức khỏe bà yếu dần, và không biết có ai có cái tâm như bà để tiếp tục thay bà duy trì lớp học. Tết này bà chỉ ước các em có 1 lớp học đủ đầy, có sách vở bút viết tinh tươm...

 


Nụ cười tươi tắn của em Nguyễn Thị Như (số 98 Lũy Bán Bích, p. Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú TPHCM).

 

Năm nay 12 tuổi, như bị bệnh máu trắng. Ba mẹ phải đưa em lên Sài Gòn chữa bệnh vô cùng tốn kém. Ba em làm mấy công việc một ngày. Mẹ thì làm “thợ đụng”, ai kêu gì cũng làm nấy. Có bữa mẹ em làm đến đêm mới về nhà, mệt không ăn cơm nổi. Hằng ngày ở nhà, Như làm thảm nhựa xe hơi, làm chổi để thêm thu nhập cho ba mẹ.

 

Từ lúc em bệnh tới giờ, cả nhà ai cũng buồn bã, ba mẹ chạy ăn từng bữa, em chỉ mong sao gia đình năm nay có cái Tết đúng nghĩa, ba mẹ được vui vẻ, không phải lo lắng về chuyện tiền ăn và tiền thuốc cho em.

 

Món quà của “Tết này tôi ước” đã thực sự khiến cho em thỏa ước mơ ấy, nhìn ba mẹ hạnh phúc, em bỗng như không còn thấy bệnh tật, đau đớn.

Nụ cười tươi tắn của em Nguyễn Thị Như (số 98 Lũy Bán Bích, p. Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú TPHCM).

 

Năm nay 12 tuổi, như bị bệnh máu trắng. Ba mẹ phải đưa em lên Sài Gòn chữa bệnh vô cùng tốn kém. Ba em làm mấy công việc một ngày. Mẹ thì làm “thợ đụng”, ai kêu gì cũng làm nấy. Có bữa mẹ em làm đến đêm mới về nhà, mệt không ăn cơm nổi. Hằng ngày ở nhà, Như làm thảm nhựa xe hơi, làm chổi để thêm thu nhập cho ba mẹ.

 

Từ lúc em bệnh tới giờ, cả nhà ai cũng buồn bã, ba mẹ chạy ăn từng bữa, em chỉ mong sao gia đình năm nay có cái Tết đúng nghĩa, ba mẹ được vui vẻ, không phải lo lắng về chuyện tiền ăn và tiền thuốc cho em.

 

Món quà của “Tết này tôi ước” đã thực sự khiến cho em thỏa ước mơ ấy, nhìn ba mẹ hạnh phúc, em bỗng như không còn thấy bệnh tật, đau đớn.

 

“Tết này tôi ước” là series truyền hình dưới dạng phim ngắn, phát sóng vào lúc 20h hàng ngày trên kênh HTV7, từ 18/1 - 6/2. Mỗi chương trình là câu chuyện về một số phận, con người có hoàn cảnh khác nhau nhưng có chung một mong ước không thể thực hiện được. Với sự đồng hành của nhãn hàng Dr. Thanh, chương trình đã giúp các nhân vật thực hiện được ước mơ của mình trong dịp Tết sắp tới.

Từ số thứ năm, chương trình còn mở ra câu hỏi và tiếp nhận các tin nhắn trả lời. Những người trả lời đúng của từng số sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên để trao giải thưởng trị giá 10 triệu đồng, trong đó người trả lời đúng nhận được 5 triệu đồng và 5 triệu đồng còn lại sẽ được trao cho một hoàn cảnh không có điều kiện lên sóng truyền hình.

 

P.V