Chung khảo Nhân tài Đất Việt 2016: Hãnh diện với tài năng của người Việt

Những sản phẩm lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2016 có tính mới và ứng dụng cao nên rất dễ thành công khi bước ra thị trường. Sự đa dạng hóa của các sản phẩm kết hợp với sự năng động, tự tin của tác giả trong phần thuyết trình cũng như sẵn sàng giải đáp phần "hỏi xoáy" của Ban giám khảo chắc chắn sẽ tạo ra bất ngờ lớn về chủ nhân của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay.

Hôm nay (17/11), tác giả của 20 sản phẩm xuất sắc nhất trong lĩnh vực CNTT lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng NTĐV 2016 sẽ trực tiếp bảo vệ trước Hội đồng chấm thi Chung khảo. Việc bảo vệ trước một Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia hàng đầu về CNTT luôn là sự khó khăn bất kì thí sinh nào. Hàng năm nhiều thí sinh phải “toát mồ hồi” vì bị các thành viên Ban giám khảo liên tục “hỏi xoáy”.

Trước khi công tác chấm thi Chung khảo chính thức diễn ra, Hội đồng Ban giám khảo cùng với Ban tổ chức Giải thưởng NTĐV đã gặp gỡ để trao đổi thêm một số khâu kỹ thuật nhằm đảm bảo công tác chấm thi khách quan, trung thực để chọn ra chủ nhân xứng đáng nhất.


Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2016 chia sẻ với các thành viên trong Hội đồng chấm thi Chung khảo trước khi công tác chấm thi diễn ra.

Nhà báo Phạm Huy Hoàn – Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2016 chia sẻ với các thành viên trong Hội đồng chấm thi Chung khảo trước khi công tác chấm thi diễn ra.


Hội đồng chấm thi Chung khảo và Ban tổ chức Giải thưởng NTĐV họp bàn trước khi diễn ra công tác chấm thi chính thức.

Hội đồng chấm thi Chung khảo và Ban tổ chức Giải thưởng NTĐV họp bàn trước khi diễn ra công tác chấm thi chính thức.

Nhà báo Phạm Huy Hoàn – Tổng biên tập Báo Điện tử Dân trí, Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng NTĐV cho biết: “Đây là lần thứ 12 tôi được may mắn thay mặt BTC, Hội Khuyến học Việt Nam được đón nhận sự tham gia của Ban giám khảo của giải thưởng Nhân tài Đất Việt với những gương mặt mới. Đây là sự may mắn lớn nhất của tôi ở Giải thưởng này khi luôn được đón nhận những giám khảo mới để làm mới các sản phẩm tham dự”.

Nhà báo Phạm Huy Hoàn cũng chia sẻ, trong chuyến công tác tại Mỹ vừa qua ông có được ghé thăm văn phòng của các hãng công nghệ lớn, như Microsoft, Amazon.. và được biết nhiều người Việt tài giỏi công tác ở các vị trí quản lý có mức lương lên tới trên 200.000 USD mỗi năm.

“Điều đó làm tôi rất hãnh diện với tài năng của người Việt và đó cũng là động lực để Giải thưởng lựa chọn ra những sản phẩm, những thí sinh xuất sắc nhất để rạng danh đất nước” – Nhà báo Phạm Huy Hoàn bày tỏ.


Nhà báo Phạm Huy Hoàn tặng hoa chúc mừng các thành viên Ban giám khảo hiện đang làm công tác giảng dạy nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Nhà báo Phạm Huy Hoàn tặng hoa chúc mừng các thành viên Ban giám khảo hiện đang làm công tác giảng dạy nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Chung khảo Nhân tài Đất Việt 2016: Hãnh diện với tài năng của người Việt - 4

Cũng nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng NTĐV cũng thay mặt Ban tổ chức tặng hoa chúc mừng các thành viên Ban giám khảo đang làm công tác giảng dạy.

Tham gia công tác chấm thi vòng Chung khảo, TS Nguyễn Long nhấn mạnh: Trào lưu startup tại Việt Nam đang cực kỳ sôi động và có mức độ cạnh tranh rất cao. Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của của các tác giả trẻ. Trong các sản phẩm dự thi của Giải thưởng cũng đã nhận được rất nhiều tài trợ từ các doanh nghiệp tổ chức khác nhau. Cũng có nhiều sản phẩm có tên tuổi trong Thung lũng siclicon.

“Tôi rất hoan nghênh những bạn trẻ dám nghĩ dám làm và rất ủng hộ những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (big data)… Đây là những sản phẩm dễ thành công hơn khi bước ra thị trường” – TS Nguyễn Long nói.

Đúng 8h45, công tác chấm thi Chung khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt chính thức bắt đầu.

Theo quy định, mỗi tác giả sẽ có 40 phút để bảo vệ trước Hội đồng Chung khảo. Thời gian trình bày về sản phẩm không quá 10 phút. Khoảng thời gian 30 phút còn lại sẽ là cuộc trao đổi “nảy lửa” thí sinh và các chuyên gia. Hàng loạt câu hỏi xoay quanh sản phẩm sẽ được các chuyên gia đặt ra và nhiệm vụ của thí sinh là phải thuyết phục được các vị giám khảo “khó tính”.

Nhóm tác giả đầu tiên bảo vệ ở Hội đồng Sản phẩm CNTT ứng dụng trên di động đến từ Công ty TNHH Microlink Việt Nam Đây là nhóm tác giả của sản phẩm sàn giao dịch thương mại điện tử có địa chỉ website Sanvanchuyen.vn. Đại diện của nhóm cho biết thực trạng hiện nay luôn luôn có tình trạng xe chạy rỗng vì có thể lúc đi có hàng nhưng chuyến về không có hành và rất lãng phí nguồn lực xã hội. Sanvanchuyen.vn sẽ tạo kênh cho các chủ xe cũng như chủ hàng có thể tìm được các đối tác của mình để tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Trên giao diện sàn vận chuyện, chủ hàng có thể tạo đơn hàng và các chủ xe vào đặt thầu. Sanvanchuyen.vn đang chạy trên máy chủ của hệ thống điện toán đám mây của Amazon.

Sau khi lắng nghe tác giả trình bày, Ban giám khảo ngay lập tức đặt nhiều câu hỏi về giải pháp kinh doanh, tính nổi bật của sản phẩm với các sản phẩm tương tự. Ngoài ra, đại diện Ban giám khảo cũng cho rằng để sản phẩm được thành công thì cần phải xác định được con số về chi phí tiết kiệm, hiệu quả bao nhiêu % để thể hiện mức độ hiệu quả của sản phẩm.


Đại diện cho nhóm tác giả của sản phẩm sàn giao dịch thương mại điện tử bảo vệ trước Hội đồng chấm Chung khảo

Đại diện cho nhóm tác giả của sản phẩm sàn giao dịch thương mại điện tử bảo vệ trước Hội đồng chấm Chung khảo


Các thành viên Ban giám khảo chăm chú lắng nghe sự trình bày của tác giả để sau đó đặt hàng loạt câu hỏi liên quan. Ngay từ thí sinh đầu tiên việc hỏi xoáy đã diễn ra, thí sinh đã phải toát mồ hôi

Các thành viên Ban giám khảo chăm chú lắng nghe sự trình bày của tác giả để sau đó đặt hàng loạt câu hỏi liên quan. Ngay từ thí sinh đầu tiên việc “hỏi xoáy” đã diễn ra, thí sinh đã phải “toát mồ hôi”


Các thành viên Ban giám khảo chăm chú lắng nghe sự trình bày của tác giả.

Các thành viên Ban giám khảo chăm chú lắng nghe sự trình bày của tác giả.

Chung khảo Nhân tài Đất Việt 2016: Hãnh diện với tài năng của người Việt - 8

Để sau đó đặt hàng loạt câu hỏi liên quan. Ngay từ thí sinh đầu tiên việc hỏi xoáy đã diễn ra, thí sinh đã phải toát mồ hôi

Để sau đó đặt hàng loạt câu hỏi liên quan. Ngay từ thí sinh đầu tiên việc “hỏi xoáy” đã diễn ra, thí sinh đã phải “toát mồ hôi”

Hội đồng chấm thi các sản phẩm Hệ thống CNTT triển vọng cũng rất sôi động. Công ty ELink Gate mở đầu nhóm thuyết trình với sản phẩm về giải pháp kết nối và điều khiển các thiết bị thông minh từ xa. Anh Nguyễn Xuân Hoàng, trưởng nhóm cho biết, eLinkMe là một hệ thống cho phép người sử dụng kết nối và nhận sự hỗ trợ của các chuyên gia công nghệ thông tin trên toàn thế giới một cách đơn giản và an toàn. Dựa trên công nghệ điều khiển từ xa cho phép điều khiển các thiết bị thông minh như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,.. trong mọi tình huống kể cả khi chưa có hệ điều hành – máy tính chạy ở chế độ Bios. Đặc biệt, sản phẩm được tích hợp dưới dạng một thiết bị USB nhỏ gọn, có tính bảo mật cao, khả năng hoạt động ở nhiều chế độ dễ sử dụng, phù hợp với nhiều lứa tuổi.


Nhóm tác giả đến từ công ty ELink Gate bảo vệ trước Hội đồng chấm thi Chung khảo

Nhóm tác giả đến từ công ty ELink Gate bảo vệ trước Hội đồng chấm thi Chung khảo

Nhóm tác giả này cho biết, với sản phẩm của mình họ hy vọng sẽ đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ CNTT hiện tại cho thị trường toàn cầu và cho phép phổ cập hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin tới mọi tầng lớp xã hội.

“Một phụ huynh hoàn toàn không biết gì về CNTT, một nông dân ở vùng núi hẻo lánh xa xôi hay những người lớn tuổi hàng ngày đọc tin tức… đều có thể dễ dàng được hỗ trợ CNTT khi gặp sự cố về máy tính dù ở bất cứ đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào” – Nhóm tác giả cho biết.


PGS.TS Lương Chi Mai - Thành viên của Hội đồng chấm thi Sản phẩm Hệ thống CNTT triển vọng chăm chú lắng nghe tác giả thuyết trình.

PGS.TS Lương Chi Mai – Thành viên của Hội đồng chấm thi Sản phẩm Hệ thống CNTT triển vọng chăm chú lắng nghe tác giả thuyết trình.


Giây phút tập trung cao độ của TS Nguyễn Long

Giây phút tập trung cao độ của TS Nguyễn Long

Mặc dù đánh giá cao ý tưởng của nhóm tác giả cũng như khả năng ứng dụng thực tế của sản phẩm nhưng các thành viên chấm thi của Hội đồng cũng cho rằng để giải pháp kết nối và điều khiển các thiết bị thông minh từ xa đưa ra thị trường thì nhóm tác giả nên nghiên cứu đến các đối tượng tiếp nhận cũng như hoàn thiện thêm các tính năng về cơ chế hoạt đông để đáp ứng tốt hơn như cầu của người sử dụng, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

Cũng tại Hội đồng này, nhóm nhận được nhiều câu hỏi và phản biện của Ban giám khảo là các bạn sinh viên đến từ ĐH Cần Thơ với sản phầm là thiết bị hỗ trợ người khiếm thị đọc sách bằng công nghệ nhận dạng hình ảnh.


Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị đọc sách của nhóm các bạn sinh viên ĐH Cần Thơ nhận được sự phản biện khá nhiều của Ban giám khảo

Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị đọc sách của nhóm các bạn sinh viên ĐH Cần Thơ nhận được sự phản biện khá nhiều của Ban giám khảo

Theo anh Phạm Hải Âu – trưởng nhóm cho biết, ưu điểm của sản phẩm là có thể phục vụ cùng lúc nhiều người khiếm thị, tiết kiệm được công sức, thời gian đọc chữ nổi và chi phí cũng rẻ hơn các thiết bị của nước ngoài. Đặc biệt, thiết bị này cũng dễ dàng điều khiển bằng các phím chức năng với thông báo bằng âm thành. Trong phần giới thiệu sản phẩm, nhóm cũng dự kiến chi phí sản xuất một thiết bị vào khoảng 7 triệu đồng.

Trước mắt, nếu được hỗ trợ nhóm sẽ tiến hành sản xuất thí điểm 28 thiết bị hỗ trợ đọc sách cho người khiếm thị tại các trung tâm, hội bảo trợ và các mái ấm dành cho người khiếm thị trong thời gian tới. Đây được xem là một trong những nhóm tác giả trẻ tuổi nhất tham gia dự thi Nhân tài Đất Việt 2016.

Đích thân các thành viên trong Ban giám khảo đã lên trải nghiệm sản phẩm này. PGS.TS Lương Chi Mai – Thành viên Ban giám khảo chia sẻ, nhóm tác giả này đã có một ý tưởng rất tốt và nếu thành công trong việc ứng dụng thực tế thì sẽ mang lại hiệu quả xã hội rất lớn. Tuy nhiên, bà Chi Mai cũng lưu ý, nhóm cần phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong việc nghiên cứu xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tên riêng, ngữ điệu… để sản phẩm hoàn thiện hơn.

“Đây là một ý tưởng tích hợp những cái khó nhất của CNTT. Các bạn phải hình dung độ khó của bài toán để làm thế nào cho người khiếm thị chấp nhận.”, PGS.TS Mai nói.


Thành viên giám khảo Nguyễn Nhật Quang - Phó Chủ tịch VINASA đích thân lên trải nghiệm sản phẩm.

Thành viên giám khảo Nguyễn Nhật Quang – Phó Chủ tịch VINASA đích thân lên trải nghiệm sản phẩm.

Trong khi đó các thành viên khác trong BGK cũng cho rằng, ý tưởng về thiết bị hỗ trợ đọc sách cho người khiếm thị cần có thời gian nghiên cứu thêm để khắc phục được những nhược điểm về mặt ngữ điệu, thời gian xử lý. Tuy nhiên, với kết quả ban đầu này đây cũng là một tín hiệu và thành công bước đầu trong việc ứng dụng CNTT để sản xuất các sản phẩm dành cho người khiếm thị – vốn là một bài toán khó khăn cho các doanh nghiệp.

Theo dự kiến, công tác chấm thi Chung khảo Giải thưởng NTĐV lĩnh vực CNTT sẽ được hoàn thành vào cuối ngày hôm nay. Sau đó Hội đồng chấm thi Chung khảo tiến hành họp bàn, đánh giá để lựa chọn sản phẩm xứng đáng nhất tôn vinh tại đêm trao giải vào ngày 19/11 tới.

Ban tổ chức Giải thưởng cũng khẳng định, kết quả chấm thi sẽ được bảo mật đến phút chót và chỉ được công bố vào đêm trao giải.

Năm nay, để tạo điều kiện thuận tiện cho thí sinh, Ban tổ chức sẽ tổ chức gặp mặt các tác giả có sản phẩm lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng NTĐV 2016 vào ngày mai (18/11).

Theo TS Nguyễn Long – Chủ tịch Hội đồng chấm thi sơ khảo, ở Giải thưởng năm nay, có thể thấy rõ những khát khao, tham vọng của các tác giả trẻ với các ý tưởng, công nghệ mới. Bên cạnh các startup trẻ tuổi cũng có sự góp mặt của những tên tuổi đáng giá với những nghiên cứu, đầu tư, chuẩn bị ra thị trường rất tốt, bài bản.

“Như chúng ta đã biết các sản phẩm khi đã vào được tới Chung khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt (NTĐV) dù thắng hay thua thường sẽ được cộng đồng đón nhận rất tốt sau khi bước ra khỏi giải. Việc thắng hay thua còn phụ thuộc rất nhiều vào chính tác giả bởi họ phải thể hiện được mình đối với các vị giám khảo là các chuyên gia đầu ngành ở Hội đồng Chung khảo” – TS. Nguyễn Long cho biết.

Thông tin từ Ban tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2016, Hội đồng chấm thi Chung khảo lĩnh vực CNTT gồm 16 chuyên gia đến từ các đơn vị uy tín. Thành lập 3 Hội đồng chấm ở 3 lĩnh vực gồm: Sản phẩm CNTT Thành công; Hệ thống CNTT triển vọng; Sản phẩm CNTT ứng dụng trên di động. Sau khi công tác chấm thi ở các Hội đồng hoàn tất, Hội đồng chấm thi Chung khảo sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá để từ đó tìm ra chủ nhân của Giải thưởng NTĐV 2016.

Năm nay, trong lĩnh vực CNTT, có tổng cộng 260 sản phẩm tham dự, gồm 17 sản phẩm thuộc hệ thống Sản phẩm CNTT thành công; 187 sản phẩm tham dự thuộc nhóm hệ thống sản phẩm CNTT Triển vọng và hệ thống sản phẩm ứng dụng trên thiết bị di động là 56.


Hình ảnh các thành viên Hội đồng chấm Sơ khảo Nhân tài Đất Việt 2016 rất căng thẳng khi lựa chọn các sản phẩm ấn tượng nhất.

Hình ảnh các thành viên Hội đồng chấm Sơ khảo Nhân tài Đất Việt 2016 rất căng thẳng khi lựa chọn các sản phẩm ấn tượng nhất.

Trước đó, vào ngày 29/10, vòng chấm sơ khảo Giải thưởng NTĐV 2016 lĩnh vực CNTT đã được diễn ra trong không khí sôi nổi nhưng cũng không kém phần nghiêm túc, công minh của Hội đồng sơ khảo. Theo đánh giá từ phía Ban tổ chức, Nhân tài Đất Việt từng bước hoàn thiện hơn về quy mô, chất lượng sản phẩm dự thi, công tác chuẩn bị về mọi mặt cũng như tổ chức truyền thông.

Ngày 7/11, Hội đồng chấm thi Sơ khảo đã tìm ra 20 gương mặt xuất sắc nhất lọt vào Chung khảo.

DANH SÁCH 20 SẢN PHẨM XUẤT SẮC LỌT VÀO VÒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG NTĐV 2016

I. Hệ thống Sản phẩm Công nghệ Thông tin Ứng dụng trên thiết bị di động:

có 07 sản phẩm lọt vào vòng Chung khảo bao gồm:

1. SẢN PHẨM: KHỈ CON TINH NGHỊCH (MONKEY JUNIOR) của nhóm Tác giả: Công ty Cổ phần Early Start:

Là hệ thống dạy học ngoại ngữ cho các bé từ 4 tháng tuổi đến 10 tuổi với kho dữ liệu đa phương tiện bao gồm: hình ảnh, video và âm thanh.

2. SẢN PHẨM: HACHI – NÔNG NGHIỆP THÔNG MINHcủa nhóm Tác giả: Đặng Xuân Trường, Vũ Thành Đạt, Hoàng Thị Yến Mai, Nguyễn Văn Quân, Đặng Văn Hiền, Nguyễn Thị Xuân.

Là hệ thống thủy canh thông minh ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp đô thị. Một trong những giải pháp đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ đèn LED nông nghiệp và điều khiển qua các cảm biến thông minh thông qua smartphone.

3. SẢN PHẨM: MẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI PIISHIPcủa nhóm Tác giả: Công ty TNHH mạng giao thông vận tải Piiship.com

Piiship kết nối mạng lưới hàng nghìn Tài xế với những cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu chuyển hàng, từ đó cung cấp khả năng vận chuyển nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

4. SẢN PHẨM: MOKI – ỨNG DỤNG MUA BÁN TRÊN DI ĐỘNG CHO MẸ VÀ BÉ của nhóm Tác giả: Công ty CP MOKI

là ứng dụng mua bán đồ cũ và mới các mặt hàng cho mẹ và bé trên nền tảng di động với business model.

5. SẢN PHẨM: GIẢI PHÁP THANH TOÁN THẺ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG MOBILEPOS của nhóm Tác giả: Công ty cổ phần công nghệ mPoS Việt Nam

là giải pháp thanh toán thẻ trên di động, có thể cho phép thanh toán được mọi loại thẻ Tín dụng và thẻ ATM của mọi ngân hàng tại Việt Nam.

6. SẢN PHẨM: SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIÊN TỬ của nhóm Tác giả: Công ty TNHH Microlink Việt Nam

là sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho các chủ xe và chủ hàng tìm kiếm, đăng thông tin dịch vụ vận tải và tiến hành quy trình mua bán dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

7. SẢN PHẨM: XPEAK – HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾPcủa nhóm Tác giả: Công ty CP Công nghệ giáo dục Thông Minh

Xpeak trang bị cho người học nền tảng cơ bản và vững chắc để có thể nói tiếng Anh đúng chuẩn, từ đó có thể học giao tiếp thành thạo trong thời gian ngắn.

II. Hệ thống Sản phẩm CNTT Thành công

có 03 sản phẩmlọt vào Vòng Chung khảo bao gồm:

1. SẢN PHẨM: QUY TRÌNH XÁC THỰC HÀNG GIẢ của nhóm Tác giả: Trung tâm doanh nghiệp hội nhập và phát triển

Là một giải pháp sáng tạo, kiểm tra sản phẩm bằng thiết bị di động để đọc trực tiếp mã vạch ma trận của Tem mã Qr, mang tính bảo mật tuyệt đối.

2. SẢN PHẨM: HỆ THỐNG MỘT CỬA LIÊN THÔNG (VNPT-IGATE) của nhóm Tác giả: VNPT IGate (Trung tâm Công nghệ Thông tin – VNPT Tiền Giang)

Sản phẩm được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng tại một địa chỉ truy cập duy nhất. Cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ, cấp phép.

3. SẢN PHẨM: HỆ THỐNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG – MY VINAPHONE của nhóm Tác giả: Trung tâm Công nghệ thông tin Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT – Net)

Ứng dụng my vinaphone cho phép khách hàng là các thuê bao của Vinaphone dễ dàng theo dõi và quản lý tài khoản, gói cước, dịch vụ.

III. Hệ thống Công nghệ Thông tin Triển vọng:

Có 10 sản phẩmlọt vào Vòng Chung khảo bao gồm:

1. SẢN PHẨM: GIẢI PHÁP KẾT NỐI VÀ ĐIỀU KHIỂN CÁC THIẾT BỊ THÔNG MINH TỪ XA ELINKME của nhóm Tác giả: Công ty TNHH E LINK GATE

Sản phẩm cung cấp khả năng truy cập một thiết bị thông minh với các ưu điểm nổi bật:Đơn giản, Điều khiển thông minh, Khả năng bảo vệ dữ liệu của người sử dụng.

2. SẢN PHẨM: ANTBUDDY – NỀN TẢNG GIAO TIẾP NỘI BỘ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG ĐA KÊNH của nhóm Tác giả: Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ công nghệ H.T.K-I.N.C

AntBuddy cung cấp các giải pháp truyền thông đám mây toàn diện cho doanh nghiệp, bao gồm các dịch vụ điện thoại, dịch vụ chăm sóc và quản lý thông tin khách hàng.

3. SẢN PHẨM: MÁY ĐỌC SÁCH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ (VREADER) của nhóm Tác giả: Phạm Nguyễn Hải Âu, Đào Minh Tân, Huỳnh Nhật Minh

Sản phẩm hỗ trợ người khiếm thị đọc sách in Tiếng Việt, Tiếng Anh. Người khiếm thị chỉ cần sử dụng các nút bấm vật lý và nghe âm thanh thông báo mà không cần sử dụng giao diện đồ họa.

4. SẢN PHẨM: VIETGLASSES – CÁCH NHÌN THẾ GIỚI CỦA NGƯỜI KHIẾM THỊ của nhóm Tác giả: Nguyễn Đình Luận, Phan Huỳnh Lâm, Nguyễn Trí Hải, Nguyễn Thanh Vinh, Lê Quang Định

VIETGLASSES giúp cho những người khiếm thị có thể “nhìn” và biết được những đồ vật phía trước, có thể hoạt động, sinh hoạt như một người bình thường.

5. SẢN PHẨM: SÀN DU LỊCH TRỰC TUYẾN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM – TRIPI.VN Của nhóm Tác giả: Công ty cổ phần phát triển công nghệ thương mại du lịch TETTO

Tripi dựa trên nền tảng Data Science tự động gợi ý gói du lịch thông minh trong khoảng thời gian khởi hành khách hàng mong muốn

6. SẢN PHẨM: CHIP NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI TIẾNG VIỆT VÀ THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ BẰNG TIẾNG NÓI của Tác giả: Nhóm nghiên cứu iHearTech – Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh

Là vi mạch tích hợp dùng để nhận dạng tiếng nói tiếng Việt và các ngôn ngữ khác, hỗ trợ đắc lực cho người khiếm thị bằng tiếng nói qua công nghệ tổng hợp tiếng nói.

7. SẢN PHẨM: HỆ THỐNG MẠNG GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP VÀ NGƯ NGHIỆP của nhóm Tác giả: Công ty TNHH Farmtech VietNam

Hệ thống sử dụng các công nghệ kết nối mạng để có thể tổng hợp số liệu từ nhiều điểm tổng hợp số liệu môi trường tốt nhất trước khi gửi kết quả cho người sử dụng.

8. SẢN PHẨM: SÀN GIAO DỊCH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH TRỰC TUYẾN của nhóm Tác giả: Công ty Cp dịch vụ Đi Siêu Thị

là hệ thống thương mại điện tử dành riêng cho ngành tiêu dùng nông sản đầu tiên tại Việt Nam hiện nay. Bao gồm hàng trăm chuỗi siêu thị, nhà cung cấp, cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

9. SẢN PHẨM: GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO CAMERA GIÁM SÁT của nhóm Tác giả: Công ty cổ phần VP9 Việt Nam

Đây là sản phẩm của người Việt phục vụ đắc lực cho việc giám sát và đảm bảo an ninh, đảm bảo việc giám sát từ xa nhiều kho bãi, nhà máy, chi nhánh, cửa hàng bán lẻ…

10. SẢN PHẨM: HỆ THỐNG PHÂN TÍCH NGỮ NGHĨA VÀ QUẢN TRỊ TƯƠNG TÁC MẠNG XÃ HỘI SMCC của nhóm Tác giả: Công ty Cổ phần Công Nghệ Chọn lọc Thông tin

Là hệ thống phân tích thống kê thông tin trên mạng xã hội có đầy đủ chức năng của một hệ thống phần mềm dịch vụ SaaS, hệ thống sử dụng các kỹ thuật Deep Learning tiên tiến để xử lý văn bản Tiếng Việt.


Hội đồng sơ khảo thị sát sản phẩm dự thi Nhân tài Đất Việt 2016

Hội đồng sơ khảo “thị sát” sản phẩm dự thi Nhân tài Đất Việt 2016

Sau khi công bố các sản phẩm xuất sắc lọt vào vòng Chung khảo, Hội đồng Sơ khảo cũng đã tổ chức đi “thị sát” các sản phẩm để đánh giá chất lượng và thực tế triển khai hoạt động, tính khả thi của các sản phẩm vào Chung khảo để có cái nhìn khách quan và đánh giá xác thực nhất các sản phẩm dự thi.

Với chủ đề “Vì chất lượng cuộc sống”, Ban Tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2016 mong muốn tìm kiếm và tôn vinh những tác giả với những sản phẩm CNTT có tính sáng tạo đột phá và ứng dụng thiết thực vào đời sống xã hội, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân Việt Nam, đồng thời giải quyết những vấn đề nóng của xã hội như y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cải cách hành chính công, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm…

Bên cạnh đó, Giải thưởng đồng hành cùng Startup Việt Nam, góp phần giúp các startup phát triển sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường, thu hút được sự đầu tư lớn, khẳng định vị thế cho startup công nghệ Việt Nam.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2016 trong lĩnh vực CNTT bao gồm 3 hệ thống giải dành cho: Sản phẩm CNTT Thành công, Sản phẩm CNTT Triển vọng, Sản phẩm ứng dụng trên thiết bị di động. Khi tham gia dự thi các hệ thống sản phẩm này, các thí sinh ở mỗi hệ thống sản phẩm sẽ có cơ hội nhận được 1 giải Nhất trị giá 100 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 50 triệu đồng và 1 giải Ba trị giá 30 triệu đồng cùng phần thưởng của các đơn vị tài trợ.

Bước sang năm thứ 12, Giải thưởng Nhân tài đất Việt tiếp tục khẳng định được sức sống và vị thế của một giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực CNTT với sự bảo trợ bởi: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đồng hành cùng giải thưởng còn có các đơn vị tài trợ: Nhà tài trợ chính: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Nhà tài trợ Kim cương: Vingroup, Vietcombank, Dược phẩm Eco; Nhà tài trợ Vàng: ABBank, SunGroup; Nhà tài trợ Vận chuyển: Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific.

Về hoạt động truyền thông, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt tiếp tục nhận được sự bảo trợ thông tin của các báo: Báo Điện tử Dân trí, Báo điện tử VnMedia, Báo Thanh Tra, Tạp chí Xã hội Thông tin, Báo Bưu Điện Việt Nam, Báo Công Thương, Báo Đầu Tư, Báo Gia Đình & Xã Hội, Báo Giáo Dục & Thời Đại, Báo Hà nội mới, Báo Khoa Học & Đời Sống, Báo Tiền Phong, Báo Tin Tức, Báo Petro Times, Báo VOV News, Báo VietNamNet, Thời báo Ngân hàng, Báo Sức Khỏe & Đời Sống, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Báo An ninh Thủ đô, Báo Tài nguyên & Môi trường.

Nhóm phóng viên – Dân Trí

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm