Vui…vì đã trượt Đại học năm đầu tiên

“Sau 8 năm, giờ tôi thấy vui và hạnh phúc khi nghĩ về việc trượt Đại học năm đầu tiên của mình. Có nhờ “cú sốc” đó tôi mới có thêm thời gian để lựa chọn và đi theo ngành khác, phù hợp với mình hơn”.

Chia sẻ trên của một bạn Đ.Quỳnh từng là thủ khoa tốt nghiệp Đại học Văn Hiến năm 2010, có lẽ cũng là cảm xúc của nhiều người khi nhìn lại cái gọi là “kết quả tồi tệ” của tuổi 18. Nếu không trượt Đại học năm đầu tiên đó, chắc chắn họ sẽ không có thời gian để hiểu mình hơn: sở thích, năng lực và đam mê thực sự của mình, hiểu những lựa chọn quan trọng của cuộc đời mình, nhất là liên quan đến nghề nghiệp. Vì thực ra áp lực phải đỗ đại học ngay năm đầu tiên chính là “ác mộng” của biết bao thế hệ người trẻ tại Việt Nam, khiến cho nhiều người chọn liều và chọn bừa ngành học, nghề của mình trong tương lai để hy vọng giải quyết “khâu oai” cho mình và cho gia đình với bạn bè, với làng xóm, xã hội.
 
Vui…vì đã trượt Đại học năm đầu tiên

 

Việc chọn ngành, chọn nghề của các bạn trẻ đa phần là thực hiện ý muốn của gia đình, của cha mẹ, mà “bỏ qua” mong muốn, sở thích và định hướng của chính mình. “Năm đầu tiên thi Đại học, tôi thi vào Đại học Y Dược TPHCM, theo nguyện vọng của bà nội muốn trong gia đình có người làm bác sĩ…Nếu năm đó đỗ chắc giờ làm bác sĩ chứ không phải là lĩnh vực giáo dục- một trong hai giấc mơ lớn của đời tôi”, chia sẻ của chị T.T.T. Huyền- Giám đốc Điều hành của Trung tâm Công nghệ và Nội dung số VTC (VTC Academy), một trung tâm đào tạo uy tín về các lĩnh vực: Thiết kế 3D Game, Hiệu ứng hình ảnh và Hoạt hình 3D, Lập trình Game, Lập trình ứng dụng di động

 

“Tôi rất trân trọng nghề truyền thống của gia đình, nhưng vấn đề không phải là làm cái gì, mà mình muốn đi đến đâu. Thời trang chỉ là ngành cho tôi một công việc ổn định, đó là điều tôi không cam chịu. Muốn tạo được cuộc sống tuyệt vời, chỉ có thông qua Internet”, Đây chính là chia sẻ của anh N.N. Điệp, Giám đốc điều hành Công Ty CP Vật Giá Việt Nam (Vatgia.com)- được đánh giá là website số 1 về thương mại điện tử tại Việt Nam, dù là cháu ngoại của thương hiệu nhà may vest nổi tiếng ở Hà Nội, nhưng anh lại không nghĩ mình sẽ trở thành một thợ may hay một nhà thiết kế thời trang có tiếng.

 

Việc trượt Đại học không phải là điều gì quá kinh khủng, có khi chính là niềm vui lớn khi ta nhìn lại cuộc đời. Nhờ việc trượt Đại học năm đầu tiên mà bạn Đ.X.Tiến (Cán bộ tại Nhà văn hóa sinh viên TPHCM) mới phát hiện ra “sở trường của mình phù hợp với mảng văn hóa”, để năm sau bạn lựa chọn ngành học liên quan đến sở trường mà không phải là ngành học đầu tiên tại Học viên chính trị Quân sự. Chia sẻ về công việc hiện tại Tiến nói: “Bây giờ tôi đang làm đúng chuyên ngành mình học, tôi thấy hạnh phúc với công việc của mình”.

 

Việc lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích của cá nhân từng người quan trọng đến mức mà bạn P.Q. Như, Nguyên Quản lý Cộng đồng website Deltaviet, Trợ lý Trưởng dự án Bạn Của Bé và Thành viên Sáng lập Mơ Xa Chân Đạp Đất tại Việt Nam, hiện đang học tập tại The College of William and Mary tại Hoa Kỳ chia sẻ: “Cơ bản đã không thích, đi học chẳng hứng thú với bài dạy, về nhà muốn tra cứu, tự đọc lĩnh vực khác, thì làm sao xuất sắc trong cái đang học được….Nếu cứ nghĩ học Đại học rồi sẽ có việc làm, hoặc đợi ra trường rồi tính tiếp, thì không thể đi xa được”.
 
Vui…vì đã trượt Đại học năm đầu tiên
“Nếu cứ nghĩ học Đại học rồi sẽ có việc làm, hoặc đợi ra trường rồi tính tiếp, thì không thể đi xa được”

 

Thành công không chờ Đại học hay nói Đại học không phải là lựa chọn duy nhất để bạn thành công trong tương lai. Nghề nghiệp xã hội hiện nay nhu cầu thế nào? Doanh nghiệp khi tuyển dụng có bắt buộc phải có bằng Đại học, tỷ lệ nhu cầu tuyển dụng cần bằng cấp ra sao? môi trường đào tạo nào giúp bạn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp nhanh nhất?,…đó mới chính là vấn để bạn cần đặt ra khi lựa chọn ngành, chọn trường.

 

Vui…vì đã trượt Đại học năm đầu tiên
Lý Giám Tiền- Quán quân Project Runway 2014 bật mí về việc thành công không chờ đại học tại chương trình Giao lưu trực tuyến 30/7

 

Vào 15h, 30/7, chương trình giao lưu trực tuyến Thành công không chờ Đại học (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY) là một chương trình ý nghĩa đáng tham gia. Tại đó bạn sẽ có cơ hội tiếp nhận các thông tin giá trị, đa chiều về vấn đề nghề nghiệp tại Việt Nam hiện nay: Từ chuyên gia tư vấn của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, Hội tin học Việt Nam, các doanh nghiệp triệu đô (VTC Online, FPT Software, Appota) tại Việt Nam hay ý kiến của người Việt trẻ bước ra từ thành công đỉnh cao của chương trình truyền hình thực tế Project Runway 2014, Nhà thiết kế 18 tuổi Lý Giám Tiền- Quán quân Project Runway mùa thứ 2 (2014).