Cô gái xứ Nghệ và con đường chinh phục thành công tiếng Trung sau một năm theo đuổi

(Dân trí) - Nhắc đến Phạm Thương, ai cũng biết cô gái đến từ Hà Tĩnh này là một “chiến binh mạnh” trong các kỳ thi HSK nội bộ cũng như kỳ thi HSK chính thức của Hanban tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Học ngoại ngữ là xu hướng của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Trung cũng là ngoại ngữ được nhiều bạn trẻ Việt lựa chọn. Bởi hiện tại nhiều các công ty, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đặt trụ sở ở Việt Nam, thành thạo ngôn ngữ này, cơ hội việc làm ổn định, lương cao của các bạn được mở rộng hơn. Hơn thế, việc học tiếng cũng không khó. Có những bạn có thể sử dụng tiếng Trung thành thạo chỉ trong một thời gian ngắn học tập. Trường hợp của bạn Phạm Thương, sinh viên Đại học Luật Hà Nội, chỉ sau một năm tập trung, Thương đã chinh phục hoàn toàn được tiếng Trung với một thành tích đáng nể: Năm 2016, cô đạt quán quân kỳ thi HSK5 HTTQMN của Hanban tại Đại học Quốc gia Hà Nội với số điểm: 276/300


Thủ khoa HSK5 276/300 Phạm Thương được vinh danh

Thủ khoa HSK5 276/300 Phạm Thương được vinh danh

Hiện tại, cô có thể tự tin tham gia công tác tại các công ty Trung Quốc với mức lương cao và việc làm ổn định.Hôm nay, Thương chia sẻ về phương pháp học tiếng Trung của mình. Hy vọng chia sẻ của Thương giúp ích cho nhiều bạn đang loay hoay lựa chọn cho mình một ngôn ngữ mới.

Được biết, Thương là một trong những bạn đạt thành tích HSK5 cao ở Hà Nội và trở thành thủ khoa HSK5 tại HTTQMN với số điểm 276/300 chỉ sau 1 năm theo đuổi, bạn có thể chia sẻ về lý do và hành trình chinh phục nó không?

Trong hoàn cảnh đất nước hội nhập như hiện nay thì ngoại ngữ là một công cụ hữu ích giúp ích mình. Trước đây, mình có học tiếng Anh nhưng không giỏi. Mình cảm thấy bế tắc và mất tự tin. Vào năm thứ ba Đại học, trường mình có yêu cầu sinh viên học tiếng Trung, nhưng học mang tính cơ bản và sau đó mình quyết lựa chọn một trung tâm uy tín để đầu tư học tập bài bản. Mình chính thức theo đuổi tiếng Trung từ cuối tháng 9 năm 2015, tham gia các khóa học phát triển toàn diện tại HTTQMN thi HSK5 vào tháng 11/2016 do Hanban tổ chức tại ĐH Quốc gia Hà Nội và mình sẽ ôn để thi nốt khóa HSK6 –mức trình độ cao nhất 5.000 chữ Hán.

Phạm Thương nhận thưởng tiền mặt trị giá 1.000.000 VNĐ
Phạm Thương nhận thưởng tiền mặt trị giá 1.000.000 VNĐ

Đạt thành tích cao đáng ngưỡng mộ chỉ sau 1 năm học tập, đây là số điểm mơ ước của nhiều người, nhất là các bạn khối không chuyên, bạn có bí quyết gì chia sẻ với mọi người không?

Mình không có nhiều bí quyết, lên lớp mình tập trung nghe thầy cô giảng, không hiểu gì thì hỏi, mục đích là nắm chắc kiến thức ngay tại lớp. Về nhà, mình rèn luyện phản xạ và tăng khả năng nghe, nhận mặt chữ bằng cách: nghe nhạc, xem các thể loại phim và show truyền hình. Mình phải luôn “tắm” trong môi trường ngoại ngữ để ngôn ngữ hấp thu một cách tư nhiên vào cơ thể và mình nghĩ việc lựa chọn một địa chỉ giảng dạy phù hợp và chất lượng là việc cần thiết. Sau đó là chọn những thầy cô phù hợp với cá tính bản thân, kiên trì theo đuổi đến cùng. Nếu một lúc nào đó, bạn thấy chán nản, bế tắc thì đừng cố, nhẹ nhàng tìm cách xả stress và chiến đấu lại khi tâm lý đã thoải mái.

Nếu nói như vậy thì thầy cô và trung tâm đã quyết định rất nhiều đến thành công của bạn?

Mình nghĩ thầy cô rất quan trọng trong việc định hướng, đưa đường chỉ lối và hóa giải các thắc mắc.Nhưng có thầy mà bản thân người học không nỗ lực thì chắc cũng không ổn, mình biết ơn các thầy cô giáo ở đại học cũng như Trung tâm , thầy Nhật Phạm, một người thầy có tâm, nhiệt tình, thầy như một phù thủy truyền cảm hứng cho bọn mình; cô Thanh Huyền, cô giáo xinh đẹp, nhẹ nhàng và “biết tuốt” mọi thứ mình hỏi .

Cô gái xứ Nghệ và con đường chinh phục thành công tiếng Trung sau một năm theo đuổi - 3

HSK chú trọng kỹ năng nghe - đọc - viết, còn phần phản xạ nghe - nói, giao tiếp của bạn thế nào?

Học ngôn ngữ nào cuối cùng cũng để ứng dụng cho giao tiếp, từ giao tiếp văn bản đến giao tiếp bằng miệng, ở HTTQMN mình được học tổng hợp các kỹ năng, có nhiều môn tăng cường nói như BOYA1, BOYA2, BOYA3 đều được học nói rất nhiều với giáo viên chuyên khẩu ngữ. Các thầy cô giáo đều đánh giá khả năng giao tiếp và phản xạ của mình ổn và mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa

Hiện tại, có nhiều bạn trẻ lựa chọn tiếng Trung làm hành trang lập nghiệp cho mình. Vậy Thương có lời khuyên nào dành cho các bạn ấy không?

Mình muốn nhắn nhủ đến các bạn có cùng niềm đam mê tiếng Trung rằng: hãy học tiếng Trung bằng cả niềm đam mê và sự hào hứng mà bạn có. Tiếng Trung không hề khó, đặc biệt là phần nghe -nói, còn chữ viết, bạn chỉ gặp khó khăn khi phải viết tay lúc thi cử, còn lại các bạn hoàn toàn có thể đánh máy trên nền phiên âm, rất dễ dàng và nhanh chóng. Ban đầu học có khó khăn và cảm giác sợ, nhưng sau một thời gian đi sâu tìm hiểu, các bạn sẽ thấy thích thú và chinh phục được ngôn ngữ này.

Thương có dự định kiếm tìm một công việc gắn bó với tiếng Trung để rèn luyện ngôn ngữ và ổn định lâu dài không?

Trước mắt, mình sẽ xin một công việc liên quan đến tiếng Trung và chinh phục HSK6 vào tháng 5 năm 2017. Sau đó, mình sẽ làm hồ sơ xin học bổng không tử ở Trung Quốc.

Cảm ơn Thương và chúc bạn thành công.

K.M