1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Chuyện gì sẽ xảy nếu 1.500 núi lửa cùng lúc phun trào?

(Dân trí) - Hiện nay, trái đất có 1.500 núi lửa hoạt động - có nghĩa là chúng có ít nhất một lần phun trào trong 10.000 năm qua. Núi lửa này nằm ngoài vành đai núi lửa liên tiếp ở đáy đại dương, khoảng 500 trong số đó đã phun trào trong thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, không phải tất cả các trận phun trào đều giống nhau.

Tiến sĩ Matthew Watson, một chuyên gia về núi lửa từ Đại học Bristol cho biết: “Bạn có thể phân loại phun trào thành hai đợt khác nhau: Đợt phun trào đầu tiên tạo ra những dòng dung nham và rất nhiều khí. Đợt thứ hai là quá trình bùng nổ và tạo ra tro bụi và khí. Sự khác biệt trong các hoạt động hầu như được kiểm soát bởi độ nhớt của macma”

Chuyện gì sẽ xảy nếu 1.500 núi lửa cùng lúc phun trào? - 1

Macma càng nhớt thì càng khó đưa khí ra khỏi hệ thống và nhiều khả năng xảy ra một vụ nổ. Mặc dù các đợt phun trào ồ ạt khác nhau, nhưng tất cả núi lửa trên thế giới phun trào cùng một lúc, hậu quả sẽ rất thảm khốc.

Thiệt hại ban đầu ở những khu vực gần núi lửa

Thứ nhất, những người dân trong khu vực phóng lửa của đợt phun trào sẽ bị ảnh hưởng, không chỉ bởi dòng macma từ núi lửa, mà còn từ những đám mây tro bụi khổng lồ bị trục xuất.

Các dòng nham thạch di chuyển nhanh những đám mây gồm đá, tro và khí rất nóng với nhiệt độ lên đến 1000°C. Những dòng này có thể di chuyển với tốc độ lên đến 450 dặm/giờ.

Những người dân sống gần núi lửa đó cũng bị ảnh hưởng. Từ vị trí của núi lửa, dòng nham thạch có thể gây tàn phá tới 100 dặm. Một số người sống gần núi lửa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ, khoảng ba triệu người sống gần núi Mount Vesuvius, trong khi có 130 triệu người sống trên đảo nham thạch, hòn đảo có tới 45 núi lửa hoạt động.

Thiệt hại sâu rộng

Tuy nhiên, quá trình phá hủy gần núi lửa chỉ là bắt đầu. Những đợt phun trào sẽ đưa những luồng tro bụi từ núi lửa lên bầu trời và di chuyển hàng nghìn dặm.

TS. Watson cho biết: Tro là vật liệu khá khó chịu. Nó bao gồm của các mảnh vỡ nhỏ của thủy tinh, pha lê và đá.

Bạn có nhớ những chuyến bay bị hủy trên toàn thế giới do đợt phun trào núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland năm 2010, những mối lo ngại về thiệt hại đối với các động cơ máy bay. Cũng như thiệt hại tiềm ẩn đối với các động cơ, tro núi lửa rất nặng, nó thực sự có thể làm sụp đổ các tòa nhà.


Một dòng chảy nham thạch từ núi Oyama trên đảo Miyakejima

Một dòng chảy nham thạch từ núi Oyama trên đảo Miyakejima

Hít thở tro có thể gây ra những vấn đề lớn đối với phổi gồm cả bụi silic và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người, dẫn đến một loạt các vấn đề thứ cấp.

Về cơ bản, sẽ không có toà nhà nào, không có phương tiện nào và bạn cũng không thể đi bất cứ đâu mà không có mặt nạ phòng độc. Ngoài ra, các kênh truyền thông sẽ đặt câu hỏi - tro có thể phá hủy các đĩa vệ tinh và sóng radio không?

Biến đổi khí hậu lâu dài

Những đợt phun trào núi lửa sẽ làm thay đổi khí hậu Trái đất lâu dài. Chúng ta thường liên tưởng núi lửa với trạng thái nóng, lượng tro bụi và khí khổng lồ thải vào khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ toàn cầu thấp hơn. Tiến sĩ Watson cho biết: “Việc bơm lưu huỳnh dioxit đầu tiên, chuyển thành những hạt nhỏ được gọi là sol khí với sự có mặt của nước, sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian. Hiện tượng này làm cho hành tinh mát hơn đáng kể, thậm chí trong điều kiện đó, có khả năng tạo ra tuổi băng”

Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta có thể thấy một hiệu ứng đảo ngược với nhiệt độ tăng lên. Watson cho rằng: “Trải qua hàng trăm năm, carbon dioxide phát ra từ núi lửa có thể làm nóng hành tinh này. Hiện nay, nhân loại đang thải ra lượng cácbon điôxít nhiều hơn so với núi lửa từ 50 đến 100 lần”


Năm 1815, núi lửa Mount Tambora ở Indonesia đã phun trào, đây là đợt phun trào kỷ lục trong lịch sử về khí hậu toàn cầu, nhiệt độ toàn cầu hạ thấp xuống và gây ra mưa lớn, hủy hoại mùa màng

Năm 1815, núi lửa Mount Tambora ở Indonesia đã phun trào, đây là đợt phun trào kỷ lục trong lịch sử về khí hậu toàn cầu, nhiệt độ toàn cầu hạ thấp xuống và gây ra mưa lớn, hủy hoại mùa màng

Năm 1815, núi lửa Mount Tambora ở Indonesia đã phun trào, đây là đợt phun trào kỷ lục trong lịch sử về khí hậu toàn cầu, nhiệt độ toàn cầu hạ thấp xuống và gây ra mưa lớn, hủy hoại mùa màng. Nếu một vụ phun trào có thể gây ảnh hưởng lớn như vậy, thì chúng ta hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả 1500 núi lửa đi vào hoạt động cùng một lúc.

Làm thế nào để sống sót

Trong khi việc lập kế hoạch đối phó với tình trạng phun trào núi lữa có thể giúp giảm thiểu những thiệt hại, nhưng đáng tiếc, nhiều cơ hội sống sót còn nhờ vào sự may mắn. Nếu bạn không may mắn, cho dù phun trào núi lửa xảy ra ở vùng lân cận, nếu không có sự chuẩn bị nào thì khó có thể bảo vệ bạn. Trong thời gian ngắn, nơi tốt nhất để sống sót thực sự có thể là một tàu du lịch ở giữa đại dương. Các tàu thủy được trang bị thực phẩm, thiết bị y tế, nước sạch, nhưng quan trọng nhất là không gần bất kỳ núi lửa nào.


Trong thời gian ngắn, nơi tốt nhất để sống sót thực sự có thể là một tàu du lịch ở giữa đại dương. Các tàu thủy được trang bị thực phẩm, thiết bị y tế, nước sạch, nhưng quan trọng nhất là không gần bất kỳ núi lửa nào.

Trong thời gian ngắn, nơi tốt nhất để sống sót thực sự có thể là một tàu du lịch ở giữa đại dương. Các tàu thủy được trang bị thực phẩm, thiết bị y tế, nước sạch, nhưng quan trọng nhất là không gần bất kỳ núi lửa nào.

Để chuẩn bị cho bất kỳ một sự kiện thảm khốc nào, điều quan trọng nhất là có đầy đủ nguồn thức ăn và nước uống.

Tuy nhiên, với một vụ phun trào núi lửa, cần thêm một vài thứ thiết yếu khác. Bầu trời sẽ bị phủ kín bởi tro, làm cho nó trở nên tối và che khuất ánh sáng mặt trời chiếu đến chỗ chúng ta. Thiếu ánh sáng mặt trời có thể ngăn cản chúng ta nhận đủ vitamin D, là thành phần quan trọng cho việc hấp thụ canxi.

Ngoài ra, thiếu ánh sáng mặt trời cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo ra serotonin, dẫn đến bệnh lo âu và trầm cảm. Khi nhiệt độ toàn cầu giảm, nguồn cung cấp quần áo ấm cũng sẽ rất quan trọng.

Minh Trang (Theo Dailymail)