Du học sinh: Về nước phát triển hay ở lại ổn định?

Cuộc tranh luận nhiều chiều từ những cựu du học sinh về vấn đề về nước hay ở lại sau khi tốt nghiệp đang trở nên gay cấn trong thời gian gần đây. Bỏ qua điểm tốt và chưa tốt, chúng ta hãy thử xem các gương mặt cựu du học sinh ở lại và về nước đã làm được những gì!

Những người ở lại - Ổn định nhưng ít đột biến

Những cựu du học sinh Việt chọn lựa ở lại nước ngoài hầu như không gây được tiếng vang. Cũng có một vài gương mặt nổi lên nhưng thường vì những lý do không liên quan tới việc du học của họ - thành tích đạt được trong quá khứ hoặc các chuyện liên quan tới đời tư.

Những gương mặt từng vô địch Olympia là ví dụ điển hình cho câu chuyện này. 12/13 nhà vô địch Olympia sau khi hoàn thành chương trình học đã quyết định ở lại Úc mà không về nước. Phần lớn đều có cuộc sống khá ổn định tại đất nước chuột túi. Tuy nhiên, những dấu ấn của họ lại hoàn toàn mờ nhạt. Điểm nhấn lớn nhất mà truyền thông trong nước ghi nhận được về những gương mặt này là năm 2005, chị Ngọc Minh - nhà vô địch đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia - trở thành Giám đốc tiếp thị của Open your hearts, một tổ chức từ thiện trợ giúp cho trẻ em tàn tật, bất hạnh của Australia.


Hoàng Thế Anh, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2013 (thứ hai từ trái sang) trong lớp tiếng Anh.

Hoàng Thế Anh, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2013 (thứ hai từ trái sang) trong lớp tiếng Anh.

Về nước - mạo hiểm để gặt hái thành công

Một trong các câu chuyện về sự thành công của cựu du học sinh sau khi về nước là câu chuyện thần kỳ của VNG dưới bàn tay chỉ đạo của anh Lê Hồng Minh. Tốt nghiệp đại học tại Úc và về nước năm 2001, anh ấp ủ ước mơ về một công ty game hàng đầu sau khi có cơ hội tham gia hội chợ World Cybergames 2002 tại Hàn Quốc. Với quyết định mua bản quyền game Võ lâm truyền kỳ năm 2005, Vinagame đã được thành lập và nhanh chóng giành được thành công dưới sự lèo lái của anh Minh. Năm 2009, Vinagame đổi tên thành VNG. Bây giờ, nó không chỉ đơn thuần là một công ty game mà còn là một công ty Internet hàng đầu với các dịch vụ khác bên cạnh như Zing MP3, Zing News, Zing Chat và Zing Me. Tất cả những thành công này đều gắn liền với cái tên Lê Hồng Minh.


Lê Hồng Minh - Trái tim và khối óc của VNG - là cựu du học sinh Úc (theo bizlive.vn)

Lê Hồng Minh - Trái tim và khối óc của VNG - là cựu du học sinh Úc (theo bizlive.vn)

Một số người Việt trẻ trong chương trình 22CEO gần đây cũng được truyền thông nhắc tới khá nhiều. Họ đều là những du học sinh tại các quốc gia phát triển, sau một thời gian học và làm việc tại nước ngoài đã quyết định quay về Việt Nam để cống hiến và phát triển bản thân.

Trịnh Ngọc Quang: Phó Giám đốc tuổi 24

24 tuổi, Trịnh Ngọc Quang mang trong mình tinh thần máu lửa, dám làm những việc khó, những việc chưa ai từng làm. Trước khi gia nhập Topica trong chương trình 22CEO tương lai đợt 3 từ tháng 6/2015, Quang từng học Thạc sỹ Tài chính tại Đại học Greenwich (Vương Quốc Anh) và Cử nhân Tài chính tại Đại học Swinburne (Úc).

Tham gia 22CEO tương lai, Quang bắt đầu trải nghiệm những dự án mới, đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian, điển hình như dự án “Xây dựng hệ thống quy hoạch tài chính Topica Philippines”. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi yếu tố môi trường tài chính cũng như pháp lý ở nước ngoài rất khác với trong nước. Anh và các đồng đội đã tự mò mẫm, nghiên cứu, đặt nền móng phát triển cho Topica tại Philippines. Sau khi đạt được nhiều thành tích, Quang hiện đang tiếp tục thử sức với vị trí Phó Giám đốc Trung tâm Hành chính nhân sự.


Anh Trịnh Ngọc Quang.

Anh Trịnh Ngọc Quang.

“Khi còn trẻ, tôi muốn lăn xả vào các thử thách mới, phát huy tối đa trí lực của bản thân và cống hiến nhiều hơn cho nơi mình đã sinh ra. Tôi chọn 22CEO vì môi trường nơi đây thôi thúc tôi vận động không ngừng, làm mới bản thân và hướng đến những mục tiêu cao hơn.”

Bỏ việc tại Mỹ để về nước, thăng tiến sau 6 tháng

Trịnh Vương Anh là Thạc sỹ Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Hult Inernational Bussiess School (London, Vương Quốc Anh), đồng thời là Cử nhân Quản trị kinh doanh của Suffolk University (Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ). Trước khi về nước, anh Vương Anh từng giữ một số vị trí quản lý tại Mỹ như: Quản lí dự án của Tổ chức cứu trợ Quốc tế, Chuyên gia về Web và Marketing trực tuyến cho trường Đại học Harvard.

Dù có rất nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn tại nước ngoài, anh đã từ chối để tham gia Chương trình 22CEO tương lai Đông Nam Á, trở thành quản lý tại Topica.

Gia nhập Topica từ tháng 3/2015 với vị trí Trưởng phòng kế toán khách hàng quốc tế, Trung tâm Tài chính - Kế hoạch, sau 6 tháng trải nghiệm, anh Vương Anh đã được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế. Trong thời gian này, anh đạt được thành tích ấn tượng, xây dựng thành công nhiều hệ thống, quy trình mới để tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian, chi phí hơn. Anh cũng là một trong những quản lý thăng tiến nhanh nhất trong lịch sử Chương trình 22CEO tương lai Đông Nam Á.


Anh Trịnh Vương Anh tại London (Vương Quốc Anh).

Anh Trịnh Vương Anh tại London (Vương Quốc Anh).

Sống và làm việc tại 4 quốc gia, cuối cùng vẫn chọn Việt Nam để lập nghiệp

Từng đạt học bổng top 10% sinh viên tại Cass Business School (London, Vương Quốc Anh) và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch CLB sinh viên Việt Nam tại Anh năm 2012 – 2013, sau khi tốt nghiệp, Bùi Thị Mai Trang từng làm việc tại tại rất nhiều quốc gia khác nhau, tại các tập đoàn lớn như: Royal Bank of Scotland tại London với chức vụ Phân tích tài chính; Phân tích số liệu kinh doanh cho Zalora Group, Kuala Lumpur, Malaysia.


Bùi Thị Mai Trang du học sinh tại London, Vương Quốc Anh.

Bùi Thị Mai Trang du học sinh tại London, Vương Quốc Anh.

Sinh sống tại nước ngoài nhiều năm, Trang mong muốn quay trở về Việt Nam để đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Bước đầu của mong muốn đó là đến với chương trình 22CEO tương lai của Topica. Hiện Trang đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Truyền thông và Thương hiệu.

Trang chia sẻ: “Quyết định trở về làm việc tại quê nhà của mình thực sự rất đúng đắn. Môi trường làm việc năng động và sáng tạo tại Topica không kém những gì mình đã được trải nghiệm tại các môi trường quốc tế. 22CEO tương lai đã cho mình rất nhiều cơ hội để thể hiện tài năng, kinh nghiệm mình đã tích lũy trong những năm học tập và sinh sống tại nước ngoài.”

Hiện tại, Topica đang tái khởi động Đợt 8 sau thành công của 7 chương trình tuyển dụng 22 CEO tương lai Đông Nam Á”. Sau 7 đợt, hàng chục quản lý trẻ tuổi, tài năng và sẵn sàng bùng nổ đã tham gia và có những bước thăng tiến thành công trong sự nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng ở Thái Lan, Philippines và Indonesia trong thời gian tới, Chương trình 22CEO tương lai Đông Nam Á đợt 8 hiện đang tuyển dụng khoảng 20 nhân sự trẻ tài năng để nắm giữ những vị trí lãnh đạo từ Phó phòng đến Giám đốc trung tâm. Thử thách 3 vị trí quản lý trong 6 tháng tại 5 thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Manila, Bangkok). Sau đó tiếp tục tôi luyện, cống hiến để trở thành CEO, lãnh đạo các đơn vị của Topica, tích lũy cổ phần triệu đô trong 5 - 7 năm. Topica cũng là Top 1 Edtech tăng trưởng liên tục, nhanh nhất Việt Nam trong 5 năm vừa qua, từ 2010-2016. Đây chính là môi trường thuận lợi để các tài năng trẻ có cơ hội phát triển bản thân và tích lũy thêm kiến thức quản lý mới.

Ứng viên cho vị trí CEO tương lai gửi CV trực tiếp qua email: 22ceo@topica.edu.vn

Tìm hiểu thêm về chương trình tuyển dụng 22 CEO tương lai Đông Nam Á đợt 8 tại đây