Việt Nam qua cái nhìn của những lữ khách Ý

(Dân trí) - Là một Đại sứ, ông đã giành tâm huyết nghiên cứu, tổng hợp và chọn lọc thông tin để viết về những lữ khách đầu tiên của Ý đến với Việt Nam. Đây được coi là món quà ý nghĩa mà Mario Sica dành tặng tình hữu nghị 40 năm của hai nước.

Việt Nam qua cái nhìn của những lữ khách Ý


Nhân kỷ niêm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ý, cuốn sách “Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam” ra đời, đây là một sự kiện khá quan trọng và được coi là khoảng thời gian ý nghĩa để nói lên tình bạn, mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp của hai nước Việt - Ý.

Đại sứ Mario Sica Ý tại Việt Nam những năm 1960,cuốn “Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam” ra đời trong 5 năm “thai nghén”. Cuốn sách còn là tâm huyết, tình cảm của ông khi tự đi tìm kiếm tư liệu ở các thư viện, bảo tàng… 17 chân dung lữ khách Ý và hành trình khám phá Việt Nam, từ nhà thám hiểm Marco Polo đến thầy tu Giuliano Baldinotti, nhà động vật và nhân chủng học Enrico Hillyer Giglioli… đã được tác giả đề cập trong những ghi chép, nghiên cứu, sưu tầm về phong tục, tập quán, ẩm thực, sự phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo… của người Việt Nam một cách chi tiết, mà có lẽ không phải người Việt nào cũng để ý tới.

Tác giả Mario Sica - Giáo sư Lozenzo Angelono - Giáo sư Nguyễn Quý Bình

Tác giả Mario Sica - Giáo sư Lozenzo Angelono - Giáo sư Nguyễn Quý Bình

Giáo sư Nguyễn Quí Bính, Phó khoa Quốc tế Đại học Hà Nội cho biết: “ Đọc các chương của cuốn sách, tôi thấy những kỷ niệm thân thuộc, và cả một lịch sử của Việt Nam hiện về. Qua những so sánh chúng ta có thể thấy được cái nhìn xa của những nhà truyền giáo, cách nhìn nhận của những nhà truyền giáo Ý sao gần gũi đến thế”.

Mario Sica chia sẻ những điều thú vị khi viết cuốn sách này: “Đầu tiên, khi tôi bắt đầu làm cuốn sách này, tôi đã tìm được chia sẻ của 28 lữ khách Ý nhưng sau đó, tôi phải lọc và tuyển chọn để giữ lại 17 câu chuyện vì có nhiều ý lặp lại. Thực sự quá trình tìm kiếm không dễ dàng vì Việt Nam hầu như không được biết đến nhiều. Phải đến năm 1949, cái tên Việt Nam mới được định hình rõ ràng trên bản đồ và trong hình dung của người Ý.

Tác giả Mario Sica

Tác giả Mario Sica

 
Tôi cũng quyết định dừng những ghi chép về Việt Nam từ năm 1950 vì sau thời gian này Việt Nam chính thức tham gia chiến tranh lạnh và cuộc đối đầu giữa hai phe nên những ghi chép sẽ không còn chính xác, họ sẽ nhìn Việt Nam qua lăng kính của chiến tranh lạnh. Những tư liệu tôi tập hợp đều lấy từ những cuốn sách đã được xuất bản tại Ý. Vì ở Ý, bất kỳ ấn phẩm nào được xuất bản đều có bản lưu tại thư viện quốc gia. Ngoài ra, tôi cũng lấy từ những báo cáo, ghi chép của các nhà truyền giáo. Tôi cũng lấy được từ nguồn báo cáo của các nhà ngoại giao đã có chuyến đi hay thăm viếng tại Việt Nam. Điểm khó nhất chính là việc khai thác những ngôn ngữ cổ hoặc những khái niệm khó hiểu. Khi dịch, tôi đã phải biên tập lại để những bạn sinh viên, giảng viên Việt Nam có thể biên tập dễ dàng hơn”.

Ông cũng cho biết thêm vợ ông là bà Lâm Phương Dung là người giúp đỡ ông rất nhiều trong suốt 44 năm nay. Bà ấy cũng là người được đọc bản thảo bằng tiếng Ý đầu tiên, tuy nhiên việc dịch sang tiếng Việt được ông dành riêng cho những bạn trẻ Việt Nam. Ông phải tra cứu và nhờ đến GS. Nguyễn Văn Hoàn để tra và dịch những tên Việt Nam trong ghi chép. Điểm đặc biệt của cuốn sách chính là những nét tương đồng giữa Ý và Việt Nam. Ví như vị trí địa lý, dân số, sự phân chia ngôn ngữ, văn hóa theo vùng. Điều này sẽ giúp cho những lữ khách Ý hiểu và đồng cảm hơn với Việt Nam.

“Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam” hy vọng là một chiếc cầu nối để những người dân Việt và Ý có thể xích lại gần nhau. Đồng thời là nguồn khảo cứu cho những ai muốn hiểu rõ hơn về 1 đất nước Việt tuyệt vời qua lăng kính của những lữ khách Ý.

Mario Sica ra đời tại thành Roma nhưng học tại Floren, ông đã công tác trong lĩnh vực ngoại giao 41 năm và đạt đến hàm Đại sứ. Nhiệm kỳ tại nước ngoài đầu tiên của ông chính là Việt Nam, nơi ông gặp cô gái Việt, người dạy ông ngôn ngữ ấy và trở thành vợ ông. Trong suốt thời gian qua, Việt Nam luôn hiện diện trong trái tim ông và gia đình ông (vợ và 1 người con dâu của ông là người Việt Nam). Trong suốt nhiệm kì ở Việt Nam, ông đã viết cuốn Nước Ý và hòa bình ở Việt Nam – Chiến dịch Marigold (1965 – 1968) do NXB Aracne xuất bản tại Roma năm 2013và thực hiện tuyển tập “Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam”.

 
Thiên Lam