Những người quanh năm "làm đẹp" cho đôi chân người khác

(Dân trí) - Không rõ từ lúc nào và qua bao thế hệ, những người thợ da đã ngồi đó, ngay bên cạnh tòa nhà UBND Thành phố, trên con đường Lê Thánh Tôn để làm đẹp cho những đôi giày bằng da.

Mấy mươi năm bên vỉa hè làm đẹp đôi chân cho người khác

Chủ yếu là giày dép, những người thợ ở đây từng ngày nâng niu và làm đẹp đôi chân cho những vị khách từ trong nước đến quốc tế, từ người bình dân đến người nổi tiếng.

Đường Lê Thánh Tôn, đoạn từ ngã tư Pasteur đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa, hình ảnh những người thợ da bao năm trở thành một nét văn hóa của Sài Gòn
Đường Lê Thánh Tôn, đoạn từ ngã tư Pasteur đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa, hình ảnh những người thợ da bao năm trở thành một nét văn hóa của Sài Gòn
Nơi đoạn đường ngắn bao nhiêu năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều người muốn làm đẹp cho đôi chân. Với những yêu cầu đơn giản, khách có thể ngồi đợi lấy giày tại chỗ
Nơi đoạn đường ngắn bao nhiêu năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều người muốn làm đẹp cho đôi chân. Với những yêu cầu đơn giản, khách có thể ngồi đợi lấy giày tại chỗ

Anh Nguyễn Hữu Văn, 43 tuổi và có tới 32 năm làm nghề. Hơn ba mươi năm, vẫn một góc đường, anh ngồi đó, nhận hàng, đo chân, cắt may… làm những công việc quen thuộc, giúp gia đình mưu sinh qua từng ấy thời gian.

Hình ảnh anh Văn nhận giày dép để sửa là hình ảnh quen thuộc mấy mươi năm qua
Hình ảnh anh Văn nhận giày dép để sửa là hình ảnh quen thuộc mấy mươi năm qua
Nghỉ học từ sớm, anh ra đây phụ việc với cha để kiếm sống. Ấy vậy mà giờ anh đã ngồi ở cái góc nhỏ này 32 năm
Nghỉ học từ sớm, anh ra đây phụ việc với cha để kiếm sống. Ấy vậy mà giờ anh đã ngồi ở cái góc nhỏ này 32 năm
Ở đây, những người thợ có thể xử lý mọi yêu cầu của khách, đây là cách để làm rộng giày cho vừa chân của khách
Ở đây, những người thợ có thể xử lý mọi yêu cầu của khách, đây là cách để làm rộng giày cho vừa chân của khách
Hai ống quần như hai “bức tranh” trừu tượng vì theo năm tháng, lớp keo dán bám vào mỗi ngày một dày hơn
Hai ống quần như hai “bức tranh” trừu tượng vì theo năm tháng, lớp keo dán bám vào mỗi ngày một dày hơn

Cha anh Văn, ông Tụng là người đã truyền nghề lại cho anh. “Còn nhớ, mới lớp 5, đã vừa học vừa làm, sáng học chiều làm, sáng làm chiều học. Lớp 6, quyết định nghỉ học luôn để ra đây kiếm tiền với cha. Cha mất rồi, bây giờ tôi làm với mấy đứa em, quy tụ bọn nó về để có công ăn việc làm…”, anh Văn kể.

Chợt hỏi anh một câu mà thấy cũng hơi “vô duyên”: “Anh nói được mấy thứ tiếng?!”, anh Văn chỉ cười, một nụ cười nửa mim mỉm, nửa thành tiếng: “Có biết gì đâu anh, học lớp 6 nghỉ rồi. Nhưng gặp khách nước ngoài bảo đảm chào hàng, hỏi han, chỉ đường hay… tính tiền, báo giá được”, anh vừa xuyên đế dép xỏ chỉ vừa kể.

Đường này thuộc loại xưa nhất vùng Sài Gòn, theo một vài ghi chép, thời Pháp thuộc, con đường này lúc đầu mang số 15. Đầu năm 1865, chia làm ba đường nối đuôi nhau là đường Sainte Enfance, Isbelle II và Palanca.

Năm 1870, hai đoạn đầu nhập làm một đổi tên là đườn Espagne. Còn đoạn đường từ Đồng Khởi đến ngã sáu, chính phủ Nam Kỳ đổi là đường Lê Lợi vào cuối 1947.

Khoảng cuối tháng 3/1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai đường Espagne và Lê Lợi làm một đặt tên đường Lê Thánh Tôn cho đến nay.

Ngồi trò chuyện cùng anh Văn mới thấy được vì sao cái chỗ mưu sinh không địa chỉ, buôn bán nhưng không có cửa hàng, gia công nhưng không có xưởng bao năm qua vẫn tồn tại như một nét văn hóa của Sài thành. Đơn giản là vì những người thợ da ở đây họ kinh doanh “nụ cười” và nhân ái với những con người cùng khổ.

“Cái nào làm nhiều ở đây mới lấy tiền, còn hư chút chút thì một là họ mần giùm, không thì kim, chỉ, keo để đó, mình tự xử”, một bác giữ xe bên đường Nguyễn Huệ sẵn nhờ may lại cái quai dép, thấy tôi đang hí hoáy chụp ảnh cũng xà vô bắt chuyện.

Điện thoại anh Văn réo liên tục: “Anh đang đứng đâu, Pasteur- Lý Tự Trọng, rồi cho mình 2 phút!”, anh lấy xe mang giày ra chỗ xe ô tô khách đang đứng đợi.

“Xã hội người ta ngày phát triển, thay đổi nhiều. Nhiều khách đi ô tô, không tiện quẹo ngang đây, mình phải linh động, phục vụ cho thượng đế”, anh Văn cười.

Nếu khách hàng có nhu cầu đóng mới, anh Văn có một chiêu lấy số đo bàn chân rất chất mà có lẽ chỉ ở đây mới có. Khách hàng đặt chân lên quyển sổ rồi anh lấy bút gò nét viền theo khuôn chân của khách
Nếu khách hàng có nhu cầu đóng mới, anh Văn có một chiêu lấy số đo bàn chân rất chất mà có lẽ chỉ ở đây mới có. Khách hàng đặt chân lên quyển sổ rồi anh lấy bút gò nét viền theo khuôn chân của khách
Khuôn chân, thông số, yêu cầu mẫu mã được ghi rõ ràng bên trong hình vẽ viền khuôn chân và kèm theo miếng da mẫu dán trực tiếp lên trên
Khuôn chân, thông số, yêu cầu mẫu mã được ghi rõ ràng bên trong hình vẽ viền khuôn chân và kèm theo miếng da mẫu dán trực tiếp lên trên

Khuất sau những bãi giữ xe là chỗ bảo quản, cất giữ giày của khách của anh thợ trẻ Nguyễn Bá Thành. Một cái chỗ nhỏ để cái máy bơm dùng để phun sơn, cái máy mài để chỉnh đế, nơi đây là “hậu cần” cho những đơn hàng anh Văn ngồi ngoài nhận của khách.

Thành kể: “Ở đây tụi em làm tất tần tật mọi thể loại. Có những đôi giày vài ba chục triệu là chuyện bình thường. Nặng hơn, có những đôi giày kỉ niệm hay có một ý nghĩa nào đó, khách mang đến đây nhờ mình mông má lại.

Tuy còn trẻ nhưng Nguyễn Bá Thành đã có hơn mười năm bám trụ với nghề sửa giày dép
Tuy còn trẻ nhưng Nguyễn Bá Thành đã có hơn mười năm bám trụ với nghề sửa giày dép
Bên trong cái xưởng nhỏ ấy có thời điểm xử lý hàng chục đôi giày hiệu có giá vài chục triệu
Bên trong cái xưởng nhỏ ấy có thời điểm xử lý hàng chục đôi giày hiệu có giá vài chục triệu
Thành đang xử lý một đôi giày của một người nổi tiếng vừa gửi
Thành đang xử lý một đôi giày của một người nổi tiếng vừa gửi
Thông tin và yêu cầu của khách được ghi dưới đế giày
Thông tin và yêu cầu của khách được ghi dưới đế giày

Ở cái xưởng nhỏ này có thể xử lý tất cả, giày chật có thể nong rộng, giày rộng thì gọt bớt hay chêm thêm xốp chỗ đế hay quai cho vừa với chân. Nói chung là đủ mọi thể loại mà những người thợ ở đây đều có thể xử lý được.

Xuôi theo chiều dài của lịch sử, trên đoạn đường ngằn chừng vài mươi mét, những người thợ da vẫn lặng lẽ ngồi làm đẹp cho những đôi chân.

Nhiều vị khách cho rằng có lẽ do duyên nên chỉ ra đây sửa giày dép, có nhiều khách mối hàng chục năm và có cả khách nước ngoài về nước đặt đóng giày tại đoạn đường ngắn này
Nhiều vị khách cho rằng có lẽ do duyên nên chỉ ra đây sửa giày dép, có nhiều khách mối hàng chục năm và có cả khách nước ngoài về nước đặt đóng giày tại đoạn đường ngắn này
Giống như cha, anh Văn cũng tụ anh em lại cùng làm và truyền lại nghề
Giống như cha, anh Văn cũng tụ anh em lại cùng làm và truyền lại nghề

“Thằng lớn bây giờ đã năm ba đại học, bé nhỏ thì đã cấp ba”, cái công việc bao năm làm đẹp cho người khác đã giúp cho anh Văn chăm lo tốt cho gia đình của mình.

Phạm Nguyễn