Cấm ăn mặc hở hang - Thất bại không chỉ của giáo dục!

(Dân trí) - Việc ăn mặc đáng lý chỉ nên qui định trong các trường tiểu học hay trung học cơ sở thì giờ đây lại xuất hiện trong trường đại học. Song, suy cho cùng, đây có lẽ không phải là lỗi của riêng ngành giáo dục mà sâu xa hơn, nó báo động sự xuống cấp của văn hóa từ những việc nhỏ nhất, đó là văn hóa ăn mặc! <br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cam-mac-quan-eans-den-truong-sinh-vien-van-phot-lo-quy-dinh-952796.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;  Cấm mặc quần jeans đến trường: Sinh viên vẫn “phớt lờ” quy định</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/yeu-cau-sinh-vien-chi-duoc-mac-quan-au-ao-phong-co-co-952690.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;  Yêu cầu sinh viên chỉ được mặc quần âu, áo phông có cổ</b></a>

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Phong trào cấm ăn mặc hở hang, quần Jeans, đi dép lê đến giảng đường hình như bắt đầu từ trường ĐH Cửu Long.

Trong 8 điều qui định về thực hiện văn hóa công sở và trang phục được Phó Hiệu trưởng Nguyễn Cao Đạt ký ngày 4/10/2014, ngoài các hành vi bị cấm như hút thuốc lá, sử dụng đồ uốnŧ có cồn, truy cập website nội dung không lành mạnh, hoạt động mê tín dị đoan… còn qui định sinh viên phải ăn mặc lịch sự, trang nhã, đi giày hoặc dép có quai hậu, đảm bảo gọn gàng, kín đáo và không để lộ nội y gây phản cảm, mất mỹ quan…

Sau “Ŭệnh cấm” của ĐH Cửu Long, một loạt các trường cũng ban hành quy chế về vấn đề này.

Trường ĐH Y Hà Nội yêu cầu tất cả cán bộ, sinh viên mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần hoặc trang phục lịch sự, kín đáo, đi giầy hoặc dép có quai hậu.Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 quy định trang phục tự chọn đảm bảo trang nhã, gọn gàng, kín đáo phù hợp với văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Tại Trường ĐH Đại Nam, ngoài những qui định rất nghiêm ngặt, nhà trường còn tổ chức trao đổi thᶳng thắn với cán bộ, giáo viên và sinh viên để nghiêm túc thực hiện.

Trường ĐH Giao thông Vận tải nghiêm cấm mặc trang phục gây phản cảm (hở hang, in hình ảnh, khẩu hiệu không phù hợp môi trường học đường).

Các Trường ĐH Mỏ - Địa ţhất ĐH Phú Yên, ĐH Tiền Giang… cũng có những qui định tương tự.

Ngay lập tức, những qui định này tạo nên hai “phe”, ủng hộ và không ủng hộ (phản đối) trong dư luận.

Phe ủng hộ cho rằng giảng đường là chốn tôn nghiêm, đến trường là đ᷃ đi học cho nên phải “lễ giáo”. Một lãnh đạo ĐH Cửu Long đã nói thẳng trên Vietnam Net rằng quần jeans cạp trễ, quần jeans rách, mài, áo phông cổ rộng, áo quá mỏng… không thể có chỗ trên giảng đường: “Hiện nay có những sinh viên mặc quá phản cảm khi tớũ trường. Môi trường trí thức không thể để như thế. Muốn có chất lượng giáo dục, phải ổn định từ những chuyện nhỏ nhất”.

Một số ý kiến còn cho rằng mỗi nơi có những qui định bắt buộc phải tuân theo. Ví như vào chùa chiền hay đi lễ nhà thờ, người ta cấm ăn mặc hở hang và đó là điều bắt buộc phải tôn trọng.

Thế nhưng theo phía phản đối, qui định như thế là cứng nhắc, là vi phạm quyền tự do cá nhân. Những ý kiến này còn dẫn chứng từ… lịch sử với lệnh “Cấm quần không đáy người ta hãi hǹng” thời Minh Mạng hay việc xẻo ống quần loe, quấn ống tuyp (bó) từ cách đây khoảng 40 năm…

Về phía Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ HS, SV của một trường mặc kŨi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các HS, SV, góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giớiĠtính, lứa tuổi của HS, SV và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường”.

Có lẽ mỗi bên đều có cái lý của mình nhưng nhìn sâu xa, việc ban hành lệnh “cấm” (hšy là các qui định) thực chất là sự thất bại.

Bởi đáng ra, các trường đại học phải là cái nôi văn hóa. Mỗi cán bộ, sinh viên phải tự nhận thức được rằng ăn mặc đẹp, lịch sự, kín đáo… không chỉ là tôn trọng mình mà còn tôn trọng đồng nghiệp, tŨầy cô và bè bạn.

Nhà ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm có lần kể lại, khi là Đại sứ tại Liên Xô, ông đã từng yêu cầu một cán bộ sứ quán về thay áo vì cổ áo có vết ố.

Người xưa còn có câu: “Y phục xứng kỳ đức”. Trong khi đó, sinh viên các trường đại học đều là cô tú, cậu tú và hầu hết đều trên 18 tuổi, cái tuổi đủ tri thức để hiểu biết và chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình.

Thế nhưng buồn thay, việc ăn mặc đáng lý chỉ nên qui định trong các trường tiểu học hay trung học cơ sở thì giờ đây lại xuất hiện trong trường đại học.

Song, suy cho cùng, đây có lẽ không phải là lỗi của riêng ngành giáo dục mà sâu xa hơn, nó báo động sự xuống cấŰ của văn hóa từ những việc nhỏ nhất, đó là văn hóa ăn mặc!


Bùi Hoàng Tám


BLOG rất mong nhận đượţ bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của cǡc bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!