Sau dịch, Nhà đầu tư đổ về vùng ven thành phố Thanh Hóa

(Dân trí) - Sau khi khống chế tốt dịch Covid 19, Việt Nam dường như đang được định hình là công xưởng mới của thế giới, thực tế đã có một số tập đoàn lớn đang có xu hướng dịch chuyển địa điểm sản xuất sang Việt Nam.

Thanh Hóa sở hữu những lợi thế lớn về việc phát triển kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng: Du lịch biển, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện (có đường bộ, đường sắt, đường biển, cảng hàng không, cảng biển nước sâu, cửa khẩu quốc tế…), dân số đứng thứ 3, quỹ đất rộng thứ 5 toàn quốc. Những năm gần đây Thanh Hóa đang trỗi dậy là thị trường bất động sản có đà tăng trưởng liên tục hàng trục năm cho dù thị trường chung có lúc thăng trầm. Trong hai năm 2018 - 2019 thị trường bất động sản đã chứng kiến đà tăng trưởng vượt bậc tại Thanh Hóa, thu hút dòng vốn đầu tư khổng lồ từ các “ông lớn” và các nhà đầu tư đổ về khai thác.

Sau dịch, Nhà đầu tư đổ về vùng ven thành phố Thanh Hóa - 1

Phối cảnh cảnh mặt bằng 725 Đông Khê, Đông Sơn Thanh Hóa

Đầu năm 2020, thị trường bất động sản tại đây có phần chững lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Tuy nhiên sau khi lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ, và Việt Nam nổi lên là điểm sáng trong việc chống dịch thì thị trường tại đây như bừng tỉnh, giải tỏa cơn khát nhà đầu tư đang kìm nén chờ dò đáy mà giá đất thì dường như không hề giảm. Sức nóng đặc biệt đang diễn ra tại các mặt bằng mới, tại các khu vực vệ tinh thành phố Thanh Hóa, hứa hẹn tính thanh khoản cao. Theo các chuyên gia bất động sản, điều này không bất ngờ, bởi tiềm năng tại Thanh Hóa là rất lớn và đầu tư vào bất động sản xét về dài hạn thì luôn là kênh đầu tư an toàn và cơ hội sinh lời cao. Theo nhận định của các nhà đầu tư, đất nền tại Thanh Hóa, đặc biệt là khu vực lân cận thành phố, cạnh các cụm công nghiệp hiện vẫn là kênh đầu tư vua tại thị trường này.

Điển hình tại phiên đấu giá quyền sử dụng đất mặt bằng 725 xã Đông Khê huyện Đông Sơn đợt một ngày 25 tháng 05 năm 2020, tổng số lô đất được tổ chức đấu giá là 70 lô nhưng có tới hơn 1000 hồ sơ tham gia đấu giá. Giá trúng đấu giá tại mặt bằng này khá cao so với mức giá phê duyệt của UBND huyện, đơn cử như lô H01 có giá phê duyệt là 4.800.000 đồng/m2, giá trúng đấu giá là 10.058.000 đồng/m2. Mặt bằng được tổ chức đấu giá đợt hai ngày 02 tháng 06, sức nóng vẫn không hề giảm với lượng hồ sơ tham gia đấu giá còn nhiều hơn đợt một. Điều này được lý giải bởi nhu cầu nhà ở tại địa phương là rất lớn và mặt bằng đáp ứng các tiêu chí nhà đầu tư lựa chọn: vị trí tiếp giáp thành phố Thanh Hóa (sắp được sáp nhập vào thành phố), quy mô dự án lớn với 407 lô, quy hoạch hiện đại, giao thông thuận tiện, gần điểm ra vào đường cao tốc, bám quốc lộ 47 (tuyến chính đi sân bay), hạ tầng đã hoàn thiện và cạnh cụm công nghiệp của huyện đã được tổ chức sản xuất. Điều này cho thấy thị trường bất động sản tại Thanh Hóa đang có dấu hiệu bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt là làn sóng nhà đầu tư đổ dồn về các mặt bằng mới, lân cận thành phố Thanh Hóa.

Sau dịch, Nhà đầu tư đổ về vùng ven thành phố Thanh Hóa - 2

Mặt bằng dự án 725 Đông Khê, Đông Sơn, Thanh Hóa

Theo ông Nguyễn Duy Thái, một chuyên gia bất động tại thành phố Thanh Hóa đánh giá “Thời điểm hiện tại, thị trường đất nền đang có tín hiệu rất tích cực, đặc biệt đất nền tại các cửa ngõ thành phố”. Lý giải về điều này, ông Thái cho rằng sở dĩ đất ven thành phố đang lên ngôi là bởi: giá thành tại các vị trí này hiện đang còn thấp so với thị trường chung, đất tại các khu vực này hầu hết là đất đấu giá nên pháp lý rõ dàng, an toàn. Mặt khác, sau khi khống chế tốt dịch Covid 19, Việt Nam dường như đang được định hình là công xưởng mới của thế giới, thực tế đã có một số tập đoàn lớn đang có xu hướng dịch chuyển địa điểm sản xuất sang Việt Nam. Bởi vậy, đây là cơ hội lớn để các nhà đầu tư đón sóng tại các mặt bằng mới, quy mô lớn và có yếu tố công nghiệp tại Thanh Hóa.

Trường Thịnh