Nửa đầu 2019, Hà Tiên bất ngờ “nóng sốt” với loạt sự án sắp đổ bộ
(Dân trí) - Trong khi Phú Quốc trở lại đường đua với chuỗi dự án Shophouse thị tại Kiên Giang, thành phố Hà Tiên cũng đang là nhân tố sáng giá với hàng loạt thông tin đầu tư, giao thông hạ tầng và chiến lược nâng cấp ngành du lịch.
Chục nghìn tỷ đồng đổ vào Bất động sản
Theo thống kê mới nhất của phòng kế hoạch TP Hà Tiên, đến năm 2020 thành phố có 210 công trình, dự án. Tiêu điểm phải kể đến cảng Bãi Nò (419 tỷ), Khu du lịch Mũi Nai – Núi Đèn (300 tỷ), KDL Tà Lu – Mũi Nai (100 tỷ), KDL Nam Hà Tiên (918 tỷ),…Trước đó, Hà Tiên cũng đón dự án Công viên văn hóa và Làng sinh thái Đông Hồ có quy mô khoảng 33ha thuộc phường Đông Hồ của hệ thống Trần Thái Group phát triển.
Nhanh hơn cả phải kể đến dự án Ha Tien Venice Villas của công ty C&T. Đây là dự án đầu tiên tích hợp hơn 20 tiện ích cao cấp phục vụ cho du lịch do Surbana Jurong – Tập đoàn đa Quốc gia hàng đầu châu Á thiết kế. Dự kiến Ha Tien Venice Vilals sẽ là khu phức hợp thương mại, dịch vụ du lịch sầm uất, bổ sung mảng tiện ích du lịch đang thiết hụt tại TP Hà Tiên.
Ngoài ra, một số tập đoàn lớn cũng đang tiến về Hà Tiên để xây dựng khu thương mại và triển khai các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực Mũi Ông Cọp, quần đảo Hải Tặc, Khu đô thị mới Hà Tiên,…
Trong cuối tháng 4, C&T tiếp tục tung ra dòng sản phẩm phố thương mại Shophouse La Riana nằm trong dự án Ha Tien Venice Villas. Được biết, phân khu gồm 123 căn shophouse hướng biển, nằm trên đại lộ Hoàng Sa – tuyến du lịch huyết mạch của thành phố, pháp lý sổ đỏ. Giá bán được công bố từ 12,8 triệu/m2 đã VAT, bằng 1/5, thậm chí bằng 1/30 so với các dự án khác.
Ông Mai Đức Toàn, Giám đốc đầu tư công ty C&T chia sẻ, BĐS Hà Tiên đang ở buổi bình minh, các dự án phần lớn nằm ở dạng đề xuất chủ trương hoặc sắp triển khai. Đến khi loạt dự án này bùng nổ, chính thức đi vào vận hành, Hà Tiên sẽ đứng trước cơn “sóng” lớn giống kịch bản đã diễn ra ở Phú Quốc, Phan Thiết hay Quảng Ninh.
Ngoài BĐS, Hà Tiên cũng đón dòng vốn khủng từ lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể, đại gia thủy sản lớn nhất Việt Nam Minh Phú đang xây dựng khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm lớn nhất Đông Nam Á, tập trung tại Hà Tiên, Kiên Lương, Giang Thành. Dự kiến sẽ có khoảng 40,000 công nhân làm việc, tổng giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD mỗi năm.
Chi mạnh cho hạ tầng liên kết
Theo quy hoạch, Hà Tiên sẽ trở thành đô thị văn hóa du lịch trọng điểm của khu vực phía Nam. Cùng với Phú Quốc trở thành động lực kinh tế chính của toàn vùng ĐBSCL. Do đó, Tỉnh đang ưu tiên chi mạnh đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông.
Cụ thể, Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu đã công bố phương án đầu tư với chiều dài 225km, mức đầu tư 45.000 tỷ đồng kết nối trực tiếp với cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ – Cà Mau để tạo ra mạch nối giao thông xuyên suốt cho vùng ĐBSCL, rút ngắn tối đa quãng đường và thời gian di chuyển từ TP.HCM xuống Hà Tiên.
Kiên Giang cũng đề nghị Trung ương đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 dự án đường hành lang ven biển giai đoạn 2 (đoạn Rạch Giá - Hà Tiên) và quốc lộ 61 (đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhứt) để tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Tiên kết nối với hạ tầng giao thông quốc gia và vùng đồng bằng sông Cửu Long…
Trong hoạt động quy hoạch, khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên hiện đã trình dự thảo gồm 05 phường: Pháo Đài, Đông Hồ, Tô Châu, Bình San, Mỹ Đức được tổ chức thành các khu chức năng gồm khu phi thuế quan, khu cửa khẩu quốc tế, khu công nghiệp, khu du lịch, khu hành chính, khu dân cư và các khu chức năng khác.
Du lịch “lột xác”
Năm 2018, Hà Tiên đón khoảng 2,6 triệu lượt du khách, doanh thu 1,400 tỷ đồng gấp 60 lần năm 1998, dịch vụ thương mại chiếm 70,49% trong cơ cấu kinh tế, tăng 21% so với 2017. Do đó, thành phố tập trung mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng, sản phẩm và cơ sở hạ tầng về du lịch.
Theo đó, trong tháng 1/2019, khu vực bãi sau của biển Mũi Nai đã được đầu tư cải tạo, bơm toàn bộ lớp cát trắng lên bờ biển, trồng cây xanh, tạo ra cảnh quan đẹp mắt. Trong năm nay, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cải tạo, bơm dải cát trắng từ bãi trước Mũi Nai, kéo dài đến Bãi Nò, liền kề khu đô thị mới Hà Tiên. Như vậy, Hà Tiên sẽ là thành phố đầu tiên và duy nhất tại khu vực ĐB.SCL (không tính đảo) sở hữu bãi tắm cát trắng dài gần 10km. Đồng nghĩa với việc Hà Tiên sẽ là “thị trường” du lịch tiềm năng của 21 triệu dân ĐB.SCL, chưa kể du khách từ Campuchia, Thái Lan (qua cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên) và du khách nội địa, Quốc tế đến từ Phú Quốc.
Cũng theo chủ trương phát triển du lịch tập trung, tạo chuỗi mua sắm liên hoàn của thành phố, chợ đêm hiện hữu trên trục đường Trần Hầu sẽ dời về đường Hoàng Sa, nằm trong khu đô thị mới và liền kề phố thương mại La Rina. Chợ đêm do JAM phát triển, dự kiến hoạt động trong tháng 7/2019, quy tụ gần 200 kiot với các gian hàng trưng bày đồ lưu niệm, quần áo, ẩm thực,…
Bên cạnh đó, Hà Tiên cũng chú trọng đầu tư kết nối giao thông đường thủy đến Phú Quốc. Hiện Hà Tiên đang lên kế hoạch di dời bến tàu về khu vực Núi Đèn để rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố đến quần đảo Hải Tặc chỉ còn 20 phút và Phú Quốc chỉ còn 60 phút. Đồng thời nâng cấp tàu cao tốc, đề xuất làm thủy phi cơ. Thêm nữa, thành phố vừa mở thêm tour du lịch sinh thái Đầm Đông Hồ, phát triển du lịch trải nghiệm ở đảo Hải Tặc, phường Mỹ Đức,…
Sự đổ bổ của nhiều doanh nghiệp lớn cùng chiến lược phát triển du lịch nhanh nhạy đang đưa Hà Tiên bước vào kỷ nguyên tăng tốc mới, cùng với Phú Quốc trở thành địa danh du lịch, dịch vụ, bất động sản sôi động trên dải đất hình chữ S.