Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi

Bích Ngọc

(Dân trí) - Mỗi một loại thức ăn trong món osechi đều mang nét văn hóa rất riêng của đất nước Nhật Bản, đồng thời là biểu tượng đại diện cho một mong ước cụ thể trong năm mới.

Năm mới là thời điểm mọi gia đình Nhật quây quần bên nhau xung quanh bàn sưởi kotatsu, cùng nhau thưởng thức bánh nếp mochi và cùng chuẩn bị để nấu osechi, một món ăn đặc trưng truyền thống không thể thiếu được trong văn hóa của xứ Phù Tang.

Nguồn gốc của món oshechi được xuất hiện từ thời kỳ Heaian (từ năm 794), là một chiếc hộp bento xinh xắn có tên gọi là jukabo, bên trong được chia thành 3 hoặc 4 ngăn, chứa các loại thức ăn cổ truyền của người Nhật, được cắt thành từng miếng nhỏ. Chiếc hộp đựng osechi này thường được trưng bày ở chính giữa bàn nước từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày đầu tiên của năm mới để mọi người trong gia đình hay bạn bè ghé thăm cùng thưởng thức, không khác nhiều so với món mứt tại Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi một loại thức ăn trong món osechi còn bao hàm ý nghĩa đại diện cho một mong ước cụ thể trong năm mới, tạo nên nét văn hóa rất độc đáo của đất nước.

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 1

Món Osechiryori được đựng trong chiếc hộp Bento xinh xắn. Ảnh: savvytokyo.com

Datemaki: Tượng trưng cho học vấn, sự uyên bác

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 2

Món Datemaki của Nhật Bản. Ảnh: savvytokyo.com

Nhìn bên ngoài, Datemaki hao hao như tamagoyaki (trứng cuộn Nhật Bản), nhưng khi nếm thử, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt. Datemaki, một loại trứng cuộn có vị ngọt, được trộn với một loại nguyên liệu gọi là hanpen (bánh cá), nên bên ngoài nó trông mịn màng hơn tamagoyaki. Thời xa xưa, người Nhật thường có thói quen cuốn những giấy tờ, tài liệu quan trọng hay tranh vẽ thành từng cuộn. Chính vì món ăn này trông giống những cuộn giấy, nên nó được xem là đại diện cho ước mơ phát triển văn hóa và sự nghiệp học hành.

Kuri-kinton: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 3

Khoai lang và hạt dẻ ngọt năm mới. Ảnh: savvytokyo.com

Kuri kinton (hạt dẻ ngọt) có nghĩa đen là "bánh bao ngọt được làm từ hạt dẻ". Bởi vì có màu vàng kim nên nó được xem là đại diện cho mong ước sung túc đủ đầy và một năm mới thịnh vượng. Có thể một số người cảm thấy loại bánh này hơi khó ăn vì nó khá dẻo. Nhưng nếu bạn thích ăn ngọt, hãy nhớ chọn món này làm món khai vị nhé.

KohakuKamaboko: Mặt trời mọc

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 4

Món Kamaboro. Ảnh: savvytokyo.com

Kamaboko (chả cá) thường được trình bày kết hợp giữa màu đỏ và trắng. Người ta tin rằng màu đỏ giúp ngăn chặn các linh hồn độc ác, trong khi màu trắng đại diện cho sự trong sáng. Ngoài ra, hình dáng của kamaboro, trông giống như mặt trời mọc lúc bình minh, là hình ảnh bình minh đầu tiên của năm mới.

Kobu-maki: Tượng trưng cho sự hạnh phúc

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 5

Món Kobu-maki. Ảnh: savvytokyo.com

Kobu hay còn gọi là tảo bẹ, dường như lại mang tới một số ý nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên khá đơn giản: từ "kobu" trong tiếng Nhật đồng âm với "yorokubu", có nghĩa là niềm vui và sự hạnh phúc. Kobu cũng đại diện cho ước mơ đông con nhiều con cháu khi được viết thành "子生" tiếng kanji có nghĩa là sinh con đẻ cái.

Kazunoko: Tượng trưng cho mong ước con đàn cháu đống

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 6

Trứng cá trích. Ảnh: takahito

Kazunoko, hay trứng cá trích, cũng dùng một cách chơi chữ trong tiếng Nhật. Trong đó "Kazu" có nghĩa là số và "ko" có nghĩa là con cháu. Vì vậy, kazunoko đại diện cho nguyện ước có nhiều con cháu. Một lý do khác mà món trứng cá trích này thường được dùng trong món osechi ryori, là bởi vì cá trích được gọi là "nishin" trong tiếng Nhật, nhưng nếu viết kiểu kanji khác, nó sẽ trở thành "二親" ("ni shin") nghĩa là cha mẹ.

Ebi: Tượng trưng cho sự trường thọ

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 7

Thức ăn năm mới. Ảnh: savvytokyo.com

Bạn có công nhận là con tôm nào trông cũng cong cong, càng và râu thì trông như một bộ râu dài phải không nào? Vì vậy, người Nhật làm ebi bằng con tôm để thể hiện nguyện vọng sống lâu, cho đến khi lưng gù và râu dài như con tôm. Màu đỏ càng làm cho món osechi thêm hấp dẫn và sắc màu, nhưng nó cũng có ý nghĩa hù dọa các linh hồn ác độc giống như món kamaboko.

Kuromame: Tượng trưng cho sức khỏe

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 8

Món Kuroname. Ảnh: savvytokyo.com

Theo Đạo Giáo, màu đen dùng để chống lại ma quỷ. Hơn thế nữa, bởi từ "mame" có nghĩa là sự khỏe mạnh và sức mạnh trong tiếng Nhật. Kuromame (đậu đen) đại diện cho mong ước sống và làm việc khỏe mạnh trong suốt năm tới.

Tatsukuri (Gomame): Sự bội thu

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 9

Cá khô nhỏ. Ảnh: savvytokyo.com

Nếu dịch sát nghĩa thì tatsukuri (cá cơm rim ngọt) có nghĩa là cánh đồng lúa. Tại sao cá hộp lại liên quan đến thóc và nông nghiệp? Thời xa xưa, nông dân Nhật thường sử dụng cá khô như một loại phân bón cho cây lúa. Nói cách khác, gomame, có nghĩa là "50.000 hạt thóc", xuất phát từ việc phân bón từ cá đã giúp cho vụ mùa bội thu. Kể từ đó, tatsukuri được xem là biểu tượng của vụ mùa bội thu cho năm tới.

Renkon: Tương lai tốt đẹp.

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 10

Củ sen. Ảnh: savvytokyo.com

Theo đạo Phật, renkon (củ sen) được xem như loại cây thuần khiết, trong trẻo vì chúng thường được trồng trong ao trên thiên đình nơi Đức Phật sống. Củ sen đại diện cho tương lại hạnh phúc vượt qua mọi trở ngại bởi vì bạn có thể nhìn xuyên thấu qua các lỗ của củ sen mà không gặp vật cản nào.

Kikuka-kabu: Tượng trưng cho sự thăng tiến

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 11

Món Kikuka-kabu. Ảnh: savvytokyo.com

Kabu, hay củ cải trắng, được trang trí thành hình bông hoa cúc trắng gọi là kiku. Hoa cúc là quốc hoa của Nhật Bản và thường gắn với các lễ hội và Tết truyền thống (cũng như trong gia đình hoàng gia). Người Trung Hoa cho rằng hoa cúc sẽ xua ma quỷ và mang lại cuộc sống trường thọ.

Gobo: Tượng trưng cho sức mạnh và sự bình yên

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 12

Rễ cây ngưu bàng. Ảnh: fitkitchen

Gobo (rễ ngưu bàng) là một loại thảo mộc ngắn, có rễ cứng nên khó cắt, và đó chính là lý do nó có mặt trong các món ăn osechi ryori. Cũng giống như rễ ngưu bàng bám chặt lấy đất, ngưu bàng đại diện cho hy vọng một cuộc sống bình yên (về mặt tinh thần) và một cuộc sống khỏe mạnh (về mặt thể chất). Nói cách khác: ăn ngưu bàng vào năm mới thì không gì có thể đánh bại bạn.

Tai: Sự thuận lợi

Giải mã ý nghĩa độc đáo của 12 vị trong trong món Osechi - 13

Món cá Tai Nhật Bản. Ảnh: savvytokyo.com

Tai, hay cá tráp biển, là một loại cá thường được dùng phổ biến trong các bữa tiệc tại Nhật Bản. Chữ tai xuất phát từ từ medetai, nghĩa là "chúc mừng". Người Nhật thường ăn loại cá này trong các bữa tiệc mừng đầy tháng hoặc trong tiệc cưới với niềm hy họng về sự thịnh vượng và hạnh phúc... Bạn hãy ước một điều ước trong khi bạn gỡ xương cá!