CEO tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước Nga bán toàn bộ BĐS ở Venezuela cho Nga
(Dân trí) - Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất của Nga, Rosneft (ROSN.MM), cho biết đã chấm dứt hoạt động ở Venezuela và bán toàn bộ BĐS tại đây cho một công ty giấu tên thuộc quyền sở hữu của chính phủ Nga.
Bằng cách rút khỏi Venezuela và chuyển tài sản của mình cho một công ty thuộc quyền sở hữu của Moscow, tập đoàn dầu mỏ Rosneft, đứng đầu là CEO Igor Sechin, một đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin, đã cho thấy một động thái nhằm che chở nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ sau khi Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro bị truy tố về tội buôn bán ma túy ở Mỹ.
Rosneft tuyên bố rằng "tất cả các tài sản và hoạt động giao dịch của Rosneft ở Venezuela và / hoặc liên lạc với Venezuela sẽ được xử lý, chấm dứt hoặc thanh lý."
Không rõ động thái này sẽ tác động như thế nào đến liên doanh thượng nguồn của Rosneft và công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela Petroleos de Venezuela (PDVSA), trong khi giá dầu đang giảm xuống còn khoảng 25 USD vào thời điểm này.
Chính phủ Hoa Kỳ đã tăng thêm áp lực lên chính phủ của Maduro, bao gồm việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hai đơn vị Rosneft có trụ sở tại Thụy Sĩ, Rosneft Trading và TNK Trading International. Washington cho biết các công ty này đang cung cấp cho PDVSA huyết mạch bằng cách đóng vai trò trung gian nhập dầu thô của mình.
Động thái này diễn ra trong thời điểm quyết định của chính quyền Maduro. Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 tại nước này có nguy cơ áp đảo hệ thống y tế đã gần như sụp đổ của Venezuela và khiến cho nền kinh tế bị tê liệt khi dầu mỏ là nguồn thu tiền tệ chính của nước này.
Maduro nói trong cuộc gọi vào thứ Bảy trên một chương trình truyền hình nhà nước rằng Putin đã đảm bảo với ông về "sự hỗ trợ chiến lược, toàn diện" của Moscow đối với Venezuela "trong tất cả các lĩnh vực." Ông nói rằng thông điệp này được Đại sứ Nga tại Venezuela truyền đạt lại.
Chính phủ Nga, thông qua công ty nhà nước Rosneftegaz, sở hữu hơn 50% vốn của Rosneft. Qatar thông qua QH Oil Investments LLC, sở hữu 18,93% khác, các cổ đông quốc tế khác bao gồm BP (BP.L), có 19,75%.
Việc mua bán được công bố vào thứ Bảy đồng nghĩa với việc bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Mỹ trong tương lai đối với các hoạt động khai thác dầu do Nga kiểm soát ở Venezuela sẽ nhắm trực tiếp vào chính phủ Nga.
Người phát ngôn của Rosneft Mikhail Leontiyev nói với Reuters rằng quyết định chấm dứt hoạt động ở Venezuela là nhằm bảo vệ các cổ đông của công ty.
Rosneft sẽ không tiết lộ tên của công ty mà công ty đã bán hoạt động tại Venezuela. Người phát ngôn của chính phủ Nga xác nhận họ đã mua bất động sản của Rosneft ở Venezuela, nhưng từ chối cho biết tên của công ty có liên quan đến thỏa thuận này.
Rosneft Trading và TNK đã chiếm hơn một phần ba lượng dầu xuất khẩu của Venezuela trong năm 2019, cho phép PDVSA tiếp tục vận chuyển dầu thô ngay cả sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty khiến nhiều khách hàng truyền thống không muốn hợp tác.
Tuy vậy, cả hai công ty đều không dỡ bỏ dầu thô của Venezuela vào tháng 3 và ba tàu chở dầu do Rosneft thuê để vận chuyển khoảng 5,7 triệu thùng ngoài vùng biển Caribbean bị bỏ trống vào thứ Bảy sau khi chờ đợi ngoài khơi bờ biển Venezuela trong nhiều tuần.
Hiện vẫn chưa rõ liệu việc chuyển đổi này sẽ dẫn tới việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Rosneft Trading và TNK hay không. Bộ Tài chính cho biết họ sẽ "xem xét dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với những người thực hiện các hành động cụ thể, có ý nghĩa và có thể kiểm chứng để hỗ trợ trật tự dân chủ ở Venezuela."
"Bây giờ chúng tôi có quyền mong đợi xem liệu các nhà chức trách Mỹ có thực hiện đúng lời hứa của họ hay không", đại diện Rosneft nói.
Cùng với một số công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân khác của Nga, Rosneft đã chịu lệnh trừng phạt tài chính và công nghệ của Mỹ kể từ năm 2014, sau khi Moscow sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine. Rosneft cho biết các tài sản tạiVenezuela của tập đoàn được bán bao gồm tất cả tài sản trong các liên doanh của Petromonagas, Petroperija, Boqueron, Petromiranda và Petrovictoria, cũng như trong các công ty dịch vụ mỏ dầu và hoạt động thương mại.
Điều quan trọng nhất trong số các hoạt động đó là Petromonagas, một dự án mà Rosneft có 40% cổ phần bao gồm một cánh đồng trong vành đai dầu Orinoco và một máy nâng dầu thô nặng gần nhà ga Jose.
Công trường Petromonagas đã sản xuất 79.000 thùng dầu thô vào hôm thứ Sáu, theo một tài liệu PDVSA nội bộ được công bố bởi Reuters, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng của cả nước.
Elias Matta, một nhà lập pháp phe đối lập, Chủ tịch Ủy ban năng lượng của Quốc hội Venezuela, cho biết bất kỳ việc chuyển nhượng cổ phần nào trong liên doanh này sẽ cần được quốc hội phê chuẩn để được coi là hợp pháp.
Rosneft cho biết họ sẽ nhận được khoản thanh toán trị giá 9,6% vốn cổ phần của Rosneft.
Hương Vũ
Theo CGTN