1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Khẩn cấp lấy mẫu gần 4.000 tấn hải sản tồn kho tại miền Trung

Theo lãnh đạo Bộ NNPTNT, gần 4.000 tấn hải sản đang tồn kho tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế sau sự cố Formosa cần được khẩn cấp lấy mẫu kiểm tra để tiêu hủy đối với hải sản không bảo đảm an toàn.

Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị Báo cáo tiến độ triển khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản sau công bố của Bộ TNMT do Bộ NNPTNT tổ chức sáng nay (27.8) tại TP.Huế, hiện ở 4 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do Formosa xả thải đang có gần 4.000 tấn hải sản tồn kho. Trong số hải sản này có hải sản được khai thác sau thời điểm Formosa gây ra sự cố môi trường biển nghiêm trọng.


Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị niêm phong kho đông lạnh chứa 30 tấn cá có mẫu phẩm nhiễm Phenol của một hộ kinh doanh.

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị niêm phong kho đông lạnh chứa 30 tấn cá có mẫu phẩm nhiễm Phenol của một hộ kinh doanh.

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh miền Trung bị thiệt hại kiến nghị các bộ ngành liên quan cần nhanh chóng kiểm tra các kho chứa số hải sản trên để có hướng xử lý kịp thời nhằm hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Ông Lê Minh Ngân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này đang có khoảng 2.000 tấn hải sản tồn kho, các doanh nghiệp thu mua hải sản cần được giải phóng ngay các kho cá đông lạnh. Theo ông Ngân, hiện các doanh nghiệp này đang lâm vào cảnh nợ nần vì hàng hóa ùn ứ trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước thì chưa nhận được.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám, cần khẩn cấp lấy mẫu kiểm tra đối với gần 4.000 tấn hải sản tồn kho nói trên. Theo ông Tám, trên cơ sở thống nhất giữa Bộ NNPTNT và Bộ Y tế, Bộ Y tế sẽ tiến hành lẫy mẫu số hải sản này để kiểm tra, phân loại. Kho hải sản nào an toàn thì sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ, không an toàn thì sẽ tiêu hủy để không xảy ra tình trạng hải sản nhiễm độc được tuồn ra thị trường.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng khuyến cáo ngư dân chưa nên khai thác đánh bắt cá ở 3 vùng biển như Bộ TNMT đã công bố (gồm cách bờ 1,5km thuộc Sơn Dương- tỉnh Hà Tĩnh với diện tích 300km2; vùng Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình với diện tích 330km2; vùng hòn Sơn Chà của tỉnh Thừa Thiên- Huế với diện tích 160km2). Bên cạnh đó, ngư dân cũng chưa nên khai thác hải sản ở tầng đáy vì không chỉ hải sản không bảo đảm an toàn mà còn nhằm để san hô và các hệ sinh thái khác ở đây phục hồi.

Theo: An Sơn

Dân Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm