1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa:

"Chảy máu" rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên

(Dân trí) - Không chỉ tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra mà gỗ trong khu vực rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, nằm trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cũng bị lâm tặc đốn hạ. Chính quyền địa phương cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về chủ rừng.

"Chảy máu" rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, dọc theo lối mòn nhỏ dẫn từ địa bàn hành chính của bản Kịt, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước đi sâu vào rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ còn nằm la liệt tại nhiều vị trí trong rừng.

Ngày 7/6 vừa qua, lực lượng kiểm lâm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã đi kiểm tra, đánh số những cây gỗ bị đốn hạ. Trong đó, theo quan sát của phóng viên Dân trí, tình trạng gỗ bị đốn hạ cũ có, mới có. Thậm chí, những đối tượng khai thác còn xẻ gỗ ngay giữa rừng tạo thành từng bãi mùn cưa lớn.

Gỗ bị đốn hạ trong rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Gỗ bị đốn hạ trong rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Những đầu mẩu, bìa gỗ đã cắt, xẻ ra được bỏ lại còn nằm la liệt trong rừng. Nhiều cây gỗ có đường kính khoảng hai người ôm mới bị đốn hạ còn chưa kịp xẻ và đưa ra khỏi rừng. Bên cạnh đó cũng có nhiều cây gỗ đã bị cắt từ lâu bị bỏ lại đã có dấu hiệu hoai mục.

Không chỉ khai thác gỗ trái phép, trong khu vực này, cũng là nơi tồn tại những điểm khai thác vàng thổ phỉ. Trong đó, vụ việc 3 người bị ngạt khí xảy ra vào ngày 5/6 vừa qua đã khiến dư luận xôn xao những ngày qua.

"Chảy máu" rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên - 2
Những cây gỗ vừa mới bị đốn hạ và xẻ một phần thân cây
Những cây gỗ vừa mới bị đốn hạ và xẻ một phần thân cây

Thế nhưng khi chúng tôi trao đổi với ông Lê Thế Sự - Giám đốc kiêm Hạt trưởng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông về vấn đề an ninh rừng, ông cho biết là đơn vị vẫn kiểm tra thường xuyên, có đánh dấu vị trí ảnh hưởng của khai thác.

Ông Sự thừa nhận, có một số cây nằm ven đường đi, tuy nhiên, ông Sự cho biết, theo anh em báo cáo cây nhỏ. Còn có bao nhiêu cây bị khai thác thì ông Sự còn bỏ ngỏ. Khu vực rừng bị khai thác trái phép theo ông Sự nhận định, đây là rừng thuộc Tiểu khu 254, những cây gỗ bị khai thác thuộc nhóm 5 và nhóm 7. “Gỗ bình thường thôi, không phải gỗ quý. Chỗ đó (vị trí bị khai thác dọc đường đi vào rừng - PV) có mấy cây chắc cũng gần đây thôi, không đáng kể”, ông Sự cho biết thêm.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc năm 2015, đơn vị có phát hiện việc gỗ bị khai thác hay không, ông Sự khẳng định không phát hiện. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, tại một số cây gỗ bị đốn hạ từ trước có dấu bút kiểm tra ghi cụ thể tháng 10/2015 của lực lượng kiểm lâm.

Những đối tượng khai thác cưa, xẻ gỗ ngay giữa rừng
Những đối tượng khai thác cưa, xẻ gỗ ngay giữa rừng

Còn về hiện tượng đầu mẩu, bìa gỗ bị xẻ ra còn nằm la liệt trong rừng, ông Sự lý giải: “Bìa gỗ là từ rất lâu rồi, trước đây cho anh em xử lý rồi”.

Theo ông Võ Minh Khoa - Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước: “Anh em đã kiểm tra, thống kê, đánh dấu hết rồi. Cái này nó lâu rồi, dấu mới có một vài cây thôi. Năm nay, một số xin tận thu, tận dụng huyện không cho, nhiều năm nay không cho khai thác bao giờ. Vừa rồi có một vài cây anh em báo cáo rồi, thế thôi, không nhiều đâu”.

Một cây gỗ lớn khoảng 2 người ôm đã bị hạ còn nằm lại trong rừng
Một cây gỗ lớn khoảng 2 người ôm đã bị hạ còn nằm lại trong rừng

Hiện tượng khai thác gỗ trái phép rừng đặc dụng được ông Khoa khẳng định: “Có đấy nhưng lâu rồi, nhiều cây gỗ đã hoai mục bên ngoài hết rồi, chỉ còn lõi bên trong. Tôi đã trao đổi với đồng chí giám đốc Khu bảo tồn rồi, thống kê thế nào, họ báo cáo hết rồi”.

Liên quan đến trách nhiệm để xảy ra tình trạng khai thác vàng và gỗ trong khu vực rừng đặc của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ông Khoa cho biết: “Về góc độ quản lý thì trách nhiệm chính là của chủ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Còn chính quyền địa phương là góc độ quản lý Nhà nước, trách nhiệm chính vẫn là ông chủ rừng. Trách nhiệm của chính quyền địa phương đương nhiên là phải quản lý rồi. Vừa rồi chúng tôi có thành lập 5 đoàn kiểm tra của huyện tất cả các khu rừng trên địa bàn. Yêu cầu báo báo trước ngày 30/6/2016”.

"Chảy máu" rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên - 6
Những cây gỗ bị đốn hạ từ trước có ghi dấu của lực lượng kiểm lâm năm 2015
Những cây gỗ bị đốn hạ từ trước có ghi dấu của lực lượng kiểm lâm năm 2015
Lâm tặc đốn hạ xong còn để gỗ lại trong rừng
Lâm tặc đốn hạ xong còn để gỗ lại trong rừng
Một gốc gỗ lớn mới bị cắt
Một gốc gỗ lớn mới bị cắt
Những bãi mùn cưa từ việc xẻ gỗ còn tươi mới
Những bãi mùn cưa từ việc xẻ gỗ còn tươi mới
"Chảy máu" rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên - 11
"Chảy máu" rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên - 12
Không khó để bắt gặp những hình ảnh thế này trong rừng
Không khó để bắt gặp những hình ảnh thế này trong rừng
"Chảy máu" rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên - 14
Những cây gỗ không có giá trị bị bỏ lại
Những cây gỗ không có giá trị bị bỏ lại

Duy Tuyên