Thái Lan muốn mua “sát thủ săn ngầm” của Nhật Bản
(Dân trí) - Thái Lan đang cân nhắc mua máy bay tuần tra hàng hải do Nhật Bản tự thiết kế và phát triển, Kawasaki P-1, được mệnh danh là “sát thủ săn ngầm”, cùng thủy phi cơ US-2, báo chí Nhật Bản đưa tin.
Theo tờ Nikkei Asia Review, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani dự kiến có cuộc gặp với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan để thảo luận về một thỏa thuận vũ khí tiềm tàng tại thủ đô Bangkok vào hôm nay 7/6. Các cuộc thảo luận sẽ bao gồm làm sâu sắc hợp tác công nghệ quốc phòng giữa hai nước.
“Hợp đồng, tiền đề để xuất khẩu vũ khí quốc phòng từ Nhật Bản, yêu cầu Thái Lan nhận được cái gật đầu của Nhật Bản trước khi chuyển giao hoặc sử dụng bất kỳ thiết bị được cung cấp nào hay công nghệ liên quan phục vụ các mục đích khác ngoài mục đích ban đầu”, Nikkei Asia Review cho biết.
Nhật Bản đang tiếp thị máy bay san ngầm P-1 như là một lựa chọn thay thế dòng P-3 Orion cũ hơn, một máy bay tuần tra hàng hải hiện đang được sử dụng tại Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Đài Loan và Thái Lan. Quân đội Thái Lan hiện đang cân nhắc máy bay săn ngầm tầm xa P-1.
Tokyo cũng đang chào hàng thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn ShinMaywa US-2 tới một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Ấn Độ. Trong khi Ấn Độ tỏ ra quan tâm tới máy bay này từ ít nhất năm 2011 thì cho tới nay vẫn chưa có thỏa thuận nào được ký kết và giới chức Nhật cho biết hồi tháng 3 năm nay rằng nước này không có kế hoạch bán hay chuyển giao US-2 trong tương lai gần.
Được đưa vào sử dụng trong lực lượng phòng vệ Nhật Bản vào năm 2013 cho quá trình thử nghiệm hoạt động trong 2 năm, P-1 được trang bị 4 động cơ phản lực, có xầm xa khoảng 8.000 và tốc độ tối đa 996 km/h. Để theo dõi và phát hiện tàu ngầm những như các tàu nhỏ hơn trên biển, P-1 được trang bị công nghệ radar và giảm âm hiện đại.
P-1 có thể được trang bị tên lửa hống hạm, tên lửa không đối đất, ngư lôi, mìn, bom... “P-1 đặc biệt thích hợp cho hoạt động tác chiến chống ngầm ở cự lý thấp với cánh và khoang rộng”, theo một tờ rơi của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản phát tại một hội nghị ở Washington hồi tháng 5.
An Bình