1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung:

"Phép thử" đường băng ở biển Đông

Thông tin về việc Trung Quốc xây đường băng thứ 3 ở Trường Sa xuất hiện ngay trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

"Phép thử" đường băng ở biển Đông - 1

Mỹ ngày càng lo lắng về sự hung hăng của Bắc Kinh ở biển Đông và vấn đề này dự kiến được đề cập tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung tuần tới, báo Hong Kong South China Morning Post (SCMP) ngày 16/9 đưa tin.

SCMP dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh phải xây dựng đường băng thứ 3 ở quần đảo Trường Sa để đáp ứng mục tiêu chiến lược lâu dài là trở thành một cường quốc hải quân thực sự. Nhận xét này được đưa ra sau khi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) công bố ảnh chụp vệ tinh hôm 8/9 cho thấy xuất hiện đường băng mới trên đá Vành Khăn sau đường băng đầu tiên đã hoàn thành ở đá Chữ Thập.

Đá Vành Khăn là một trong 7 đảo nhân tạo Trung Quốc đang ráo riết xây dựng, vũ trang hóa tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Một quan chức hải quân Trung Quốc về hưu nói với SCMP rằng, đường băng này sẽ giúp hải quân Trung Quốc “phá vỡ thành lũy của quân đội Mỹ duy trì lâu nay trên biển Đông với sự giúp đỡ của các đồng minh trong khu vực như Úc và Philippines”.

“Nếu quân đội Trung Quốc muốn chiếm được ưu thế hải quân trên biển Đông trong trường hợp xảy ra chiến tranh, hải quân phải chiếm được quyền kiểm soát không phận trên quần đảo Trường Sa, đây là cửa ngõ duy nhất để hải quân Trung Quốc tiến ra Tây Thái Bình Dương”, ông này nói.

Theo ông này, 3 đường băng sẽ hỗ trợ toàn diện cho lực lượng hải quân của Trung Quốc đóng tại Tam Á. Đường băng dài 3.000m đủ dài cho cả máy bay quân sự lẫn dân sự hoạt động, tạo đà cho Bắc Kinh thọc sâu vào trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.

Hôm 14/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trắng trợn tuyên bố Bắc Kinh “có quyền” xây dựng các căn cứ quân sự ở Trường Sa. Reuters dẫn lời chuyên gia Bonnie Glaser từ CSIS nhận định, với động thái này, dường như Bắc Kinh đang gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng, Trung Quốc quyết theo đuổi cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của mình ở biển Đông, ngay cả khi điều đó có thể làm mối quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng.

Không chỉ là tiền đồn

Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, ngày 16/9 nhận xét trên CNN, Trung Quốc sẽ có 3 đường băng có thể tiếp nhận bất kỳ máy bay chiến đấu nào. Những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa đã không còn chỉ là tiền đồn mà là những căn cứ thực sự, có sân bay chỉ vòng trong 1-2 năm nữa.

Ông Poling lưu ý, Philippines, Đài Loan, Malaysia cũng có đường băng trên các thực thể ở Trường Sa nhưng không giống như Trung Quốc, các đường băng này không thể cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 cất, hạ cánh. Đường băng Philippines xây dựng trên đảo Thị Tứ dài 1.000 mét, đường băng Đài Loan xây trên đảo Ba Bình dài 1.195 mét và đang kéo dài thêm, đường băng Malaysia xây dựng trên đảo nhân tạo nước này bồi lấp ở đá Hoa Lau dài 1.368 mét.

Cả 3 đường băng này có thể cho phép cất, hạ cánh máy bay vận tải, máy bay giám sát, chiến đấu cơ. Riêng 3 đường băng Trung Quốc xây dựng ở Chữ Thập, Subi, Vành Khăn đều dài 3.000 mét, không chỉ cho phép cất, hạ cánh 3 loại máy bay này mà cả máy bay ném bom chiến lược H 6K.

Theo Thục Ninh (tổng hợp)

Tiền Phong

"Phép thử" đường băng ở biển Đông - 2

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm