1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga sắp khánh thành cầu dài nhất châu Âu nối liền bán đảo Crimea

(Dân trí) - Cây cầu dài 19 km, trị giá 4 tỷ USD nối liền đất liền Nga và bán đảo Crimea sẽ chính thức khánh thành ngày hôm nay 15/5, trở thành cây cầu dài nhất châu Âu vào thời điểm hiện tại.

Nga xây cầu vượt biển tới bán đảo Crimea

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến ngày 15/5 sẽ tham gia lễ khánh thành cầu nối liền giữa Nga và Crimea. Theo RT, cây cầu trị giá 4 tỷ USD, dài 19 km bắc qua eo biển Kerch, kết nối Crimea với khu vực Krasnoda. (Đồ họa: Rferl)
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến ngày 15/5 sẽ tham gia lễ khánh thành cầu nối liền giữa Nga và Crimea. Theo RT, cây cầu trị giá 4 tỷ USD, dài 19 km bắc qua eo biển Kerch, kết nối Crimea với khu vực Krasnoda. (Đồ họa: Rferl)

Cầu dự kiến sẽ thông xe vào ngày 16/5, sớm hơn lịch trình dự kiến nửa năm. Dự án xây cầu đã bắt đầu từ năm 2016. Công suất lưu thông dự kiến của cầu là 40.000 ô tô mỗi ngày, 14 triệu hành khách và 13 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Hệ thống đường ray tàu dự kiến hoàn tất vào năm 2019, và cho phép 94 chuyến tàu lưu thông qua lại mỗi ngày. (Ảnh: RT)
Cầu dự kiến sẽ thông xe vào ngày 16/5, sớm hơn lịch trình dự kiến nửa năm. Dự án xây cầu đã bắt đầu từ năm 2016. Công suất lưu thông dự kiến của cầu là 40.000 ô tô mỗi ngày, 14 triệu hành khách và 13 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Hệ thống đường ray tàu dự kiến hoàn tất vào năm 2019, và cho phép 94 chuyến tàu lưu thông qua lại mỗi ngày. (Ảnh: RT)

Mỗi cột trụ của cầu cần 400 tấn kim loại nhằm đảm bảo sự vững chắc cho kết cấu. Toàn bộ số lượng sắt xây dựng cầu có thể xây được 32 tòa tháp Eiffel của Pháp. (Đồ họa: Rferl)
Mỗi cột trụ của cầu cần 400 tấn kim loại nhằm đảm bảo sự vững chắc cho kết cấu. Toàn bộ số lượng sắt xây dựng cầu có thể xây được 32 tòa tháp Eiffel của Pháp. (Đồ họa: Rferl)


Cây cầu này có tính biểu tượng với nước Nga và cả Crimea từ sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014 thông qua trưng cầu ý dân. Hiện tại, Crimea chỉ giáp phần đất liền với Ukraine. Trước khi cầu được xây dựng xong, hành khách và hàng hóa chủ yếu đi bằng máy bay hoặc các chuyến phà xuất phát từ miền nam Nga. Việc di chuyển này khá bất tiện vì xe cộ thường phải xếp thành hàng dài để chờ di chuyển, cũng như các chuyến phà không thể hoạt động hiệu quả trong thời tiết lạnh giá của mùa đông. (Ảnh: Reuters)

Cây cầu này có tính biểu tượng với nước Nga và cả Crimea từ sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014 thông qua trưng cầu ý dân. Hiện tại, Crimea chỉ giáp phần đất liền với Ukraine. Trước khi cầu được xây dựng xong, hành khách và hàng hóa chủ yếu đi bằng máy bay hoặc các chuyến phà xuất phát từ miền nam Nga. Việc di chuyển này khá bất tiện vì xe cộ thường phải xếp thành hàng dài để chờ di chuyển, cũng như các chuyến phà không thể hoạt động hiệu quả trong thời tiết lạnh giá của mùa đông. (Ảnh: Reuters)

Theo AFP, Ukraine đã từng chỉ trích dự án này, cho rằng việc xây dựng cầu phá hủy môi trường và ngăn cản các tàu lớn của Ukraine cập bến trên biển Azov. EU và Mỹ từng ban lệnh trừng phạt những cá nhân và thực thể có liên quan tới việc xây cầu. (Ảnh: Reuters)
Theo AFP, Ukraine đã từng chỉ trích dự án này, cho rằng việc xây dựng cầu phá hủy môi trường và ngăn cản các tàu lớn của Ukraine cập bến trên biển Azov. EU và Mỹ từng ban lệnh trừng phạt những cá nhân và thực thể có liên quan tới việc xây cầu. (Ảnh: Reuters)


Do quyết định ly khai khỏi Ukraine năm 2014, Crimea cũng nhận hàng loạt lệnh cấm vận từ phương Tây. Vì vậy, Moscow phải chuyển phần lớn lương thực tới bán đảo thông qua tàu. Việc xây cầu và thông đường sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn và sẽ giảm thiểu việc Crimea phụ thuộc vào hệ thống vận tải đường biển. (Ảnh: Reuters)

Do quyết định ly khai khỏi Ukraine năm 2014, Crimea cũng nhận hàng loạt lệnh cấm vận từ phương Tây. Vì vậy, Moscow phải chuyển phần lớn lương thực tới bán đảo thông qua tàu. Việc xây cầu và thông đường sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn và sẽ giảm thiểu việc Crimea phụ thuộc vào hệ thống vận tải đường biển. (Ảnh: Reuters)


Việc xây dựng cầu nối giữa Crimea và Nga đã từng được đề xuất dưới thời Sa hoàng Nicholas II nhưng do Thế chiến I nên dự định này đã không thể hoàn thành. Những năm 1930, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin cũng mong muốn khởi động dự án nhưng bất thành. Cho đến nay, công trình mới chính thức được xây dựng và hoàn thiện. (Ảnh: Tass)

Việc xây dựng cầu nối giữa Crimea và Nga đã từng được đề xuất dưới thời Sa hoàng Nicholas II nhưng do Thế chiến I nên dự định này đã không thể hoàn thành. Những năm 1930, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin cũng mong muốn khởi động dự án nhưng bất thành. Cho đến nay, công trình mới chính thức được xây dựng và hoàn thiện. (Ảnh: Tass)

Trong chuyến thị sát hồi tháng 3, Tổng thống Putin đã ca ngợi thành tựu của dự án này và cho rằng cây cầu là một “công trình độc đáo không chỉ ở Nga và có lẽ trên toàn thế giới cũng có ít những công trình tương tự”. (Ảnh BBC)
Trong chuyến thị sát hồi tháng 3, Tổng thống Putin đã ca ngợi thành tựu của dự án này và cho rằng cây cầu là một “công trình độc đáo không chỉ ở Nga và có lẽ trên toàn thế giới cũng có ít những công trình tương tự”. (Ảnh" BBC)

Đức Hoàng

Tổng hợp