1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ họp thượng đỉnh với khối Baltic giữa lúc căng thẳng với Nga

(Dân trí) - Lãnh đạo các quốc gia Baltic sẽ đề nghị sĩ Mỹ cử thêm binh sĩ và thúc đẩy phòng thủ ở phía đông NATO nhằm đề phòng Nga, khi họ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày mai, 4/4.


Các binh sĩ Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trong cuộc tập trận tại Ba Lan (Ảnh: AFP)

Các binh sĩ Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trong cuộc tập trận tại Ba Lan (Ảnh: AFP)

Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite, Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid và Tổng thống Latvia Raimonds Vejonis sẽ làm khách của Nhà Trắng trong tuần này, trong bối cảnh Washington dường như đang có lập trường cứng rắn hơn với Moscow.

Giọng điệu cứng rắn hơn của Tổng thống Trump đã làm giảm bớt các lo ngại phần nào trong khu vực Baltic về lập trường dường như hòa giải hơn đối với Kremlin khi ông Trump mới lên nắm quyền.

Một quan chức Lithuania giấu tên cho biết ba nhà lãnh đạo Baltic sẽ đề nghị Mỹ điều các tên lửa phòng không tầm xa Patriot thường xuyên hơn cho các cuộc tập trận. Họ cũng muốn các quốc gia Baltic trở thành một phần trong lá chắn tên lửa châu Âu của NATO.

“Tôi hi vọng Mỹ và các đồng minh hiểu rằng không phận của các quốc gia Baltic phải được bảo vệ và phòng thủ tốt hơn”, Tổng thống Grybauskaite của Lithuania cho biết trước chuyến đi.

“Việc các binh sĩ Mỹ hiện diện trên cơ sở luân phiên lâu dài tại tất cả các quốc gia Baltic là rất quan trọng”, bà Grybauskaite nói thêm.

Năm ngoái, NATO đã triển khai 4 đơn vị đa quốc gia tới Ba Lan và các quốc gia Baltic nhằm đề phòng sự gây hấn tiềm tàng từ phía Nga, trong khi quân đội Mỹ điều một tổ hợp tên lửa Patriot tới Lithuania để tập trận.

Hồi tháng 7, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã nêu ra khả năng triển khai các hệ thống Patriot tại Estonia.

Các quốc gia Baltic ban đầu rất lo ngại về tích cách không đáng tin cậy của ông Trump, và các động thái của ông trong cuộc tranh cử tổng thống, như nghi ngờ khối NATO hay tránh chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhưng quan điểm của công chúng đã phần nào thay đổi sau khi ông Trump cung cấp các tên lửa chống tăng cho Ukraine và gia tăng ngân sách cho các lực lượng Mỹ tại châu Âu.

Về phần mình, ông Trump dự kiến sẽ khen ngợi bộ 3 quốc gia Baltic vì đã đáp ứng các quy định của NATO về việc chi 2% GDP cho quốc phòng.

“Tổng thống muốn chứng tỏ rằng các quốc gia này đang đặt ra những tiêu chuẩn mà chúng tôi muốn các đồng minh làm theo, xét về mặt quốc phòng”, Đại sứ Mỹ tại Lithuania Anne Hall nói.

Thượng đỉnh Mỹ-Baltic cũng bao gồm một diễn đàn doanh nghiệp, nơi Lithuania dự kiến ký kết các thỏa thuận nhằm gia tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Lithuania, Estonia và Latvia đều đã tách ra khỏi Liên Xô cũ vào năm 1991 và gia nhập cả NATO và Liên minh châu Âu và năm 2004.

An Bình

Theo AFP