Rắn con 100 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Myanmar

(Dân trí) - Bộ xương của một chú rắn con lọt vào mảnh hổ phách gần một trăm triệu năm trước vừa được phát hiện tại Myanmar. Các nhà khoa học cho rằng hiện vật tìm thấy thuộc đầu kỷ Creta muộn, và là hài cốt cổ xưa nhất của rắn con mà cho tới giờ khoa học biết tới.

Rắn con 100 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Myanmar - 1

Nói một cách chính xác, chú rắn con này sống từ 98.8 triệu năm về trước. Ngoài con rắn, còn có các mảnh cây thuộc lớp lót nền rừng cũng được "bảo tồn" trong miếng hổ phách.

"Trong giai đoạn mà khoa học gọi là đầu kỷ Creta muộn, loài rắn sinh sống tại tất cả các châu lục trên Trái Đất — bằng chứng của điều này là rất nhiều các bộ xương được các nhà khảo cổ tìm thấy và nghiên cứu. Tuy nhiên cho tới thời gian gần đây, chúng tôi vẫn chưa có hài cốt của rắn con với niên đại cao đến thế. Vì thế hiện vật mới được phát hiện có giá trị đặc biệt" — một nhân viên của trường Đại học Khoa học Trái đất của Trung Quốc, cô Lida Sin chia sẻ.

M.P (Theo Sputnik)