1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quảng Nam:

Sóng đánh tan nát bờ kè đường ven biển Hội An

(Dân trí) – Sau ảnh hưởng của những cơn bão vừa qua, hơn 500m kè ven biển Cửa Đại (phường Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam) bị sóng đánh tan nát. Nhiều vị trí nước biển xâm thực làm xói lở đến sát mép đường...

Từ năm 2009, tình trạng sạt lở đã xuất hiện ở bờ biển Cửa Đại (TP Hội An). 2 năm qua đường Âu Cơ – con đường độc đạo từ trung tâm TP Hội An xuống phường Cửa Đại, sóng biển đã "liếm" vào hàng trăm mét.

Sóng đánh tan nát bờ kè đường ven biển Hội An - 1
Sóng đánh tan nát bờ kè đường ven biển Hội An - 2
Biển đã ăn sâu vào sát con đường ven biển Cửa Đại.
 
Có mặt tại tuyến đường ven biển Cửa Đại Hội An, chúng tôi chứng kiến hơn 500m vỉa hè đường ven biển bị sóng đánh sâu vào mặt đường. Hàng chục công nhân Công ty Công trình công cộng Hội An hối hả gia cố mái ta tuy bằng hàng ngàn bao cát.
 
Sóng đánh tan nát bờ kè đường ven biển Hội An - 3
Biển đã lấn sát chân hàng rào một khu du lịch ở đây

Một công nhân cho biết, trước đây đoạn đường này cũng đã bị sóng đánh xói lở, chính quyền địa phương đã cho đóng cừ tre phía bên ngoài và kè rọ đá để hạn chế sóng đánh nhưng không ăn thua. Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng liên tiếp của các cơn bão nên sóng đã đánh toác cả đoạn kè dài hơn 500m này.

Sóng đánh tan nát bờ kè đường ven biển Hội An - 4

Sóng đánh tan nát bờ kè đường ven biển Hội An - 5

Công nhân đang hối hả gia cố bờ kè bằng hàng ngàn bao tải cát và bê tông chắn sóng. 

Mấy ngày qua, lãnh đạo UBND TP Hội An và các khu du lịch ven biển đã huy động trên 1.000 lượt người cùng hàng chục phương tiện gia cố những điểm xung yếu bằng các tấm bê tông ngăn sóng, các ống cống và bao cát để giảm lực cản của sóng nhằm hạn chế bờ kè tiếp tục xói lở thêm.

Người dân sống ở gần bờ kè phán đoán, để khắc phục tình trạng biển xâm thực gây xói lở bờ biển Cửa Đại cần phải tốn rất nhiều thời gian và mức kinh phí có thể lên hàng trăm tỷ đồng. Chính vì vậy, những giải pháp vừa qua chỉ mang tính đối phó. Về lâu dài cần có biện pháp căn cơ để bảo vệ đất đai, nhà cửa của người dân sống phía trong.

Sóng đánh tan nát bờ kè đường ven biển Hội An - 6
Biển đã ăn sâu vào con đường.

Chủ tịch UBND phường Cửa Đại Nguyễn Sinh cho biết, để hạn chế thiệt hại về người và của do bờ kè bị lở khi có mưa bão xảy ra, công tác di dời dân được chú trọng, trong đó có việc tiến hành thống kê tất cả nhà kiên cố, nhà tạm, nhà dọc sông, phụ nữ, người già, trẻ em để di dời khi có lệnh.

Ông Sinh cho biết, với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có biện pháp kỹ thuật hiệu quả, tình trạng sạt lở sẽ diễn biến rất phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân địa phương mà còn thiệt hại về hạ tầng kinh tế - xã hội và đặc biệt là thiệt hại đối với các du lịch đã và đang triển khai xây dựng tại khu vực này.

Sóng đánh tan nát bờ kè đường ven biển Hội An - 7
Hiện thời, chính quyền địa phương đã tạm thời khắc phục sự cố nên tình hình đã tạm ổn

Phó Chủ tịch UBND TP Hội An ông Trần Văn Dũng thông tin thêm, năm 2009, sóng biển đã đánh sạt mái ta luy của hơn 500m tuyến đường ven biển từ giữa khu nghỉ mát Golden Sand Resort của Công ty IOC cho đến Resort của Công ty Đông Dương. Để đảm bảo an toàn cho tuyến đường trong khi chờ phê duyệt dự án kiên cố hóa tuyến đường ven biển này của Bộ NN&PTNT, UBND TP Hội An đã tiến hành gia cố bằng rọ đá với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Nhưng liên tiếp những cơn bão vừa qua, sóng biển đã đánh và kéo sạt lở một khối lượng lớn rọ đá ra ngoài gây sạt lở nghiêm trọng tuyến đường này.

“Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã duyệt dự án kiên cố mái ta luy bằng cọc bê tông đóng chân khay, kè ốp lát bằng tấm bê tông chắn sóng cùng mái ta tuy rộng để bảo vệ tuyến đường... với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng. Trong thời gian chờ thời tiết ổn định để thi công, lực lượng công nhân đã khắc phục tạm thời bằng bao tải cát, vải bạc, cừ tre… nên hiện nay tình hình đã tạm ổn”, ông Dũng cho biết thêm.

Công Bính