1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Tĩnh:

Không đi đường BOT, vẫn phải trả phí hơn 430 triệu đồng/năm

(Dân trí) - Dù không tham gia giao thông trên tuyến đường tránh thành phố Hà Tĩnh (đường BOT) nhưng mỗi năm Cty vận tải ô tô Hà Tĩnh (xe buýt) phải nộp phí hơn 430 triệu đồng khi phải qua trạm thu phí Cầu Rác. Trạm thu phí này không đặt trên tuyến đường BOT vì vướng trạm thu phí cầu Bến Thuỷ có khoảng cách không đủ 70km...

Trạm thu phí BOT Cầu Rác (xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên) được lập để thu phí hoàn vốn đầu tư cho dự án tuyến đường tránh thành phố Hà Tĩnh. Điều phi lý là những chiếc xe buýt của Cty vận tải ô tô Hà Tĩnh không hề đi trên tuyến đường này. Lộ trình của xe được vạch rõ từ TP.Hà Tĩnh đến thị xã Kỳ Anh, dọc theo quốc lộ 1A, không hề đi trên tuyến BOT đường tránh TP Hà Tĩnh. Thế nhưng, mỗi năm trung bình Cty này phải nộp phí BOT qua trạm hơn 430 triệu đồng.


Ông Trần Văn Sỹ, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Cty vận tải Ôtô Hà Tĩnh (bên trái) cho PV Dân trí biết mỗi năm công ty ông phải nộp phí BOT hơn 430 triệu đồng mặc dù không sử dụng mét đường BOT nào

Ông Trần Văn Sỹ, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Cty vận tải Ôtô Hà Tĩnh (bên trái) cho PV Dân trí biết mỗi năm công ty ông phải nộp phí BOT hơn 430 triệu đồng mặc dù không sử dụng mét đường BOT nào

Chiếc ngày 17/4, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Sỹ, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Cty vận tải Ôtô Hà Tĩnh cho biết, Cty hiện có 40 chiếc xe buýt tuyến Hà Tĩnh – Thị xã Kỳ Anh. Trung bình một chiếc xe buýt trong một quý (3 tháng) phải nộp hơn 2,8 triệu tiền phí BOT. Và một năm với 40 chiếc xe, Cty phải nộp hơn 430 triệu tiền phí BOT dù không sử dụng một mét đường BOT nào.

Ông Trần Văn Sỹ than: “Doanh nghiệp chúng tôi thành lập từ năm 2009 và từ đó đến nay phải đóng tiền phí qua trạm Cầu Rác. Hiện chúng tôi có 40 đầu xe buýt chạy tuyến TP Hà Tĩnh - Kỳ Anh, toàn bộ đều lưu thông trên QL1A nhưng mỗi năm vẫn phải nộp hơn 430 triệu tiền phí qua trạm Cầu Rác”.

Ông Sỹ cũng cho biết, phía doanh nghiệp đã gửi đơn kiến nghị lên phía Công ty TNHH một thành viên hạ tầng Sông Đà (đơn vị chủ đầu tư và khai thác Trạm thu phí Cầu Rác) nhưng chỉ nhận được lời cảm ơn vì đã kiến nghị và “mong quý đơn vị tiếp tục mua vé tháng, vé quý khi qua Trạm thu phí Cầu Rác theo quy định”.

Trước đó ngày 16/4, hàng chục xe tải và ô tô con đã dàn hàng tập trung tại Trạm thu phí Cầu Rác (xã Cẩm Trung) để phản đối.
Trước đó ngày 16/4, hàng chục xe tải và ô tô con đã dàn hàng tập trung tại Trạm thu phí Cầu Rác (xã Cẩm Trung) để phản đối.

Trước đó, vào ngày 16/4, hàng chục xe tải và ô tô con treo khẩu hiệu “Chúng tôi không đi đường BOT tại sao bắt chúng tôi trả tiền”, “Hãy trả lại tiền cho dân nghèo”... đã dàn hàng tập trung tại Trạm thu phí Cầu Rác (xã Cẩm Trung) để phản đối.

Anh Nguyễn Xuân Hiền (xóm 7, xã Cẩm Trung ) tài xế xe tải phân trần: "Hằng ngày, tôi lái xe ben chở đá phục vụ bà con trong xã, trung bình 10 chuyến/1 ngày, tương đương với 20 lượt xe đi về. Mỗi lượt họ thu của tôi 75.000 đồng, như vậy một ngày tôi phải mất 1,5 triệu đồng tiền phí”.

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Minh Việt, Phó trưởng Ban an toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh nhận định: "Người dân không đi đường BOT tuyến tránh TP Hà Tĩnh mà phải đóng phí là vô lý. Vì vậy việc họ đi đòi hỏi quyền lợi là chính đáng".

Cũng theo ông Việt, năm 2016, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh có văn bản gửi Bộ Tài chính chỉ ra một số điểm bất cập tại trạm thu phí Cầu Rác. Đây là trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đường tránh TP Hà Tĩnh nhưng lại đặt ở xã Cẩm Trung là không hợp lý.

Trong khi đó phía đơn vị chủ đầu tư, Công ty TNHH một thành viên hạ tầng Sông Đà vẫn kiên định với lý lẽ, nếu đặt trạm thu phí ở cuối hoặc đầu đường tránh TP Hà Tĩnh sẽ “vướng” Trạm thu phí cầu Bến Thủy, trái với quy định các trạm thu phí phải cách nhau tối thiểu 70km!

Xuân Sinh