1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc sắp thử vũ khí chống vệ tinh lần 3?

(Dân trí) - Dựa trên thông tin nhận được từ cộng đồng tình báo Mỹ, một số chuyên gia trong lĩnh vực vũ khí chiến lược nước này cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho vụ thử hệ thống các vũ khí chống vệ tinh lần 3.

 Vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc đang được xem là “con át chủ bài” chống Mỹ.

 Vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc đang được xem là “con át chủ bài” chống Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng hai lần thử trước hệ thống vũ khí này được Trung Quốc tiến hành năm 2007 và 2010 đều trong cùng một ngày – ngày 11/1, do đó nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục xu hướng này.

Hiện chưa rõ những dấu hiệu chuẩn bị cho vụ thử được các cơ quan tình báo Mỹ phát hiện thấy như thế nào, song theo ông Vasily Kashin, một chuyên gia tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga, thực tế về sự tồn tại ở Trung Quốc một chương trình phát triển các vũ khí chống vệ tinh là không thể nghi ngờ.

Trong vụ thử năm 2007, Trung Quốc đã tìm cách phá hủy vệ tinh khí tượng học của chính nước này ở độ cao 850km đã hết thời gian sử dụng. Vụ thử năm 2010 dường như không đạt kết quả trong bất cứ lần đánh phá các mục tiêu thực nào, song vụ thử này cũng nhằm phóng một tên lửa đánh chặn lên một điểm xác định trên quỹ đạo.

Ông Vasily Kashin chỉ ra rằng ai cũng có thể biết được rằng Trung Quốc đã sử dụng tên lửa đánh chặn KT-1 trong cả hai vụ thử này. Kế hoạch của Trung Quốc là sử dụng cả hai như một tổ hợp của hệ thống phòng thủ chống vệ tinh chiến lược và như một vũ khí chống các vệ tinh hoạt động hướng đạo của kẻ thù ở quỹ đạo tầng thấp.

Lần thử mới này có thể liên quan đến một hệ thống khác mạnh hơn. Theo những đánh giá công bố trước đây, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận định rằng dự án này có tên gọi DN-2 có nghĩa là nhằm phá hủy các vệ tinh ở tầng quỹ đạo địa tĩnh học (tức khoảng 20.000km). Việc xây dựng được một hệ thống như vậy sẽ đưa Trung Quốc trở thành nước duy nhất trên thế giới có khả năng bắn thành công các vệ tinh thuộc các hệ thống định vị toàn cầu, chẳng hạn như hệ thống GPS của Mỹ.

Hiện Không lực Mỹ, Hải quân Mỹ và nhiều hệ thống vũ khí dẫn đường khác của nước này đang phải phụ thuộc vào các tín hiệu của GPS, việc nhằm vào một hệ thống như vậy có thể trở thành một cách hiệu quả để vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của Mỹ.

Tương tự như Mỹ, Nga cũng đang phát triển các chương trình phòng thủ chống vệ tinh liên quan đến các chương trình phòng thủ tên lửa. Chẳng hạn, người ta dự đoán rằng tổ hợp tên lửa mới của Nga S-500 sẽ có thể đánh tới các mục tiêu ở khoảng cách gần trong vũ trụ. Đồng thời nước này cũng đang tiến hành các nghiên cứu các hệ thống bảo vệ vệ tinh bằng lade hiện đại.

Theo ông Vasily Kashin, hệ thống của Trung Quốc, nếu được thử nghiệm thành công, có thể mở ra một chương mới trong cuộc chạy đua vũ trang trên vũ trụ, đồng thời đòi hỏi Mỹ phải tính tới những biện pháp quy mô lớn hơn, đắt đỏ hơn để bảo vệ các hệ thống của mình. Điều hiển nhiên là sẽ cần phải tăng cường khả năng giám sát và tính tin cậy của hệ thống định vị toàn cầu hiện nay cũng như phát triển các phương pháp và biện pháp định vị các hệ thống vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc và vô hiệu hóa chúng trước khi Trung Quốc đưa vào hoạt động.

Đây sẽ là ví dụ thứ hai về việc Trung Quốc phát triển một loại vũ khí tên lửa mới cơ bản có khả năng thay đổi luật chơi trong cuộc chiến trên không gian. Loại tên lửa đạn đạo chống tàu thuyền DF-21D là hệ thống đầu tiên dạng này. Ông Vasily Kashin nhấn mạnh đương nhiên rằng việc thử nghiệm của Trung Quốc có thể gây phản ứng chính trị tiêu cực từ Mỹ và có thể gây hậu quả lâu dài đối với mối quan hệ Mỹ-Trung.

Lê Minh