1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc, Philippines “đấu khẩu” về kế hoạch Biển Đông

(Dân trí) - Trung Quốc và Philippines đã bất đồng về các căng thẳng gần đây trên Biển Đông tại một cuộc họp của các ngoại trưởng khu vực, trong bối cảnh Manila giành được sự ủng hộ của các quốc gia ASEAN về đề xuất đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông.

Trung Quốc, Philippines “đấu khẩu” về kế hoạch Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario gặp nhau tại Myanmar ngày 9/8.
 
Cả Bắc Kinh và Manila đã tìm cách lái giọng điệu của cuộc hội đàm giữa các ngoại trưởng ASEAN và các đối tác do khối ASEAN tổ thức trong khuôn khổ Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) tại Myanmar hồi cuối tuần qua.

Trung Quốc đã bác bỏ kế hoạch của Philippines nhằm "đóng băng" các hành động khiêu khích ở Biển Đông là phá vỡ các nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp biển đảo, trong khi Manila cáo buộc Bắc Kinh hung hăng theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và “thất hứa” đối với cam kết về ngoại giao hòa bình.

Đề xuất “đóng băng” căng thẳng ở Biển Đông, được Philippines chính thức đưa ra tại ARF ở Myanmar, diễn ra trong bối cảnh căng thăng trong khu vực. Trung Quốc đã triển khai trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thềm lục địa và vùng lãnh hải của Việt Nam hồi tháng 5, trong khi giới chức Philippines và Trung Quốc cũng tranh cãi về các vùng biển tranh chấp.

Manila muốn tìm kiếm một biên bản ghi nhớ về các hành động gây hấn như vậy theo “kế hoạch 3 bước”, vốn cũng hối thúc hối thúc nhanh chóng đi đến một bộ quy tắc ứng cử ở Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua sự phân xử theo luật pháp quốc tế.

Tại cuộc hội đàm, ASEAN đã ghi nhận đề xuất của Philippines nhưng không thông qua nó, mặc dù Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á ủng hộ ý tưởng này.

Nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phản đối kế hoạch, nói rằng Bắc Kinh không chấp nhận các đề xuất có thể làm gián đoạn các cuộc đàm phán giải quyết xung đột. Ông Vương cũng chỉ trích nỗ lực riêng rẽ của Manila khi muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh thông qua tòa án quốc tế tại La Hay, Hà Lan.

“Nếu Philippines muốn theo đuổi một kế hoạch 3 nước, nước này nên rút nỗ lực đưa vụ việc ra tòa án quốc tế và quay lại từ đầu”, ông Vương Nghị nói.

Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã bác bỏ những chỉ trích của ông Vương, nói rằng kế hoạch 3 bước phù hợp với các nguyên tắc mà Bắc Kinh đã ký kết trong một tuyên bố bố ASEAN-Trung Quốc hồi năm 2002, vốn vạch ra khuôn khổ cho việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

“Họ đáng nhẽ không nên phản đối kế hoạch. Đề xuất rất tích cực, có tính xây dựng và toàn diện”, ông Del Rosario nói bên lề một cuộc gặp của ASEAN.

“Trung Quốc đang cố gắng hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền trước khi tòa trọng tài phân tử và khép lại đàm phán bộ quy tắc ứng xử”, ông Del Rosario nói thêm.

Trung Quốc cản trở đàm phán

Trong một tuyên bố chung ngày 10/8, ASEAN đã nhắc lại lời kêu gọi kiềm chế và nhanh chóng đi đến một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông - một nỗ lực vốn đã bị bế tắc suốt thập niên qua.

Kết quả trên chứng tỏ sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ kéo dài với ASEAN, đồng thời cho thấy những bất đồng giữa các quốc gia thành viên, với một bên là muốn một giải pháp cứng rắn hơn nhằm đối phó với Bắc Kinh và một bên là không muốn làm “chọc giận” đối tác kinh tế quyền lực.

“Kế hoạch của Trung Quốc đã gây cản trở về mặt ngoại giao và khiến ASEAN vướng vào các cuộc đàm phán kéo dài”, ông Carl Thayer, giáo sư từ Học viện quốc phòng Úc, cho hay.

Các nhà phân tích cũng dự đoán rằng đàm phán ASEAN-Trung Quốc sẽ không sớm đi tiến triển.

Do lợi ích của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán kéo dài, bất kỳ một sự đồng thuận nào giữa các bên liên quan có thể sẽ bị cản trở, ông Thayer, người đã theo dõi các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về các tranh chấp Biển Đông suốt thập niên qua, nói thêm.

“Các ngôn từ nhiều khả năng sẽ được nhắc tới một cách chung chung để họ không đi tới bất kỳ tiến triển thực tế nào về các tranh chấp chủ quyền”, giáo sư Thayer nhấn mạnh.

An Bình
Theo WSJ