1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc bị ràng buộc và có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài

(Dân trí) - Nói về phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, các chuyên gia quốc tế cho rằng với tư cách là một cường quốc, là thành viên của cộng đồng quốc tế, thành viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và là thành viên của UNCLOS, Trung Quốc bị ràng buộc và có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài.

Ngày 23/7, Hội Luật Gia Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Luật TPHCM đã tổ chức hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982”.

Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện các cơ quan Nhà nước, trường Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan Lãnh sự tại TPHCM và 20 diễn giả, chuyên gia về luật quốc tế, luật biển quốc tế và quan hệ quốc tế.

GS. TS. Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo
GS. TS. Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu đề dẫn hội thảo, GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM cho rằng, xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng là tâm nguyện của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua do quan điểm, lập trường và yêu sách về chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực còn nhiều khác biệt cho nên Biển Đông vẫn chưa được yên bình.

“Thực tiễn giải quyết tranh chấp biển giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới trong thời gian qua cho thấy, khi các tranh chấp không thể giải quyết được bằng các biện pháp chính trị, ngoại giao thì việc sử dụng các biện pháp tài phán là một sự lựa chọn cần thiết, đúng đắn và văn minh. Một trong những biện pháp tài phán theo quy định của UNCLOS 1982 đang được nhiều quốc gia lựa chọn là thủ tục Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII bởi tính linh hoạt và mềm dẻo của nó”, GS.TS Mai Hồng Quỳ nói.


GS. TS. Donald Rodthwell, Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Australia, trình bày về “Các biện pháp tư pháp giải quyết tranh chấp theo UNCLOS”.

GS. TS. Donald Rodthwell, Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Australia, trình bày về “Các biện pháp tư pháp giải quyết tranh chấp theo UNCLOS”.

Tại hội thảo, các diễn giả đã nhất trí cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines là một phán quyết có tính chất lịch sử, có giá trị pháp lý quan trọng và đóng góp to lớn cho sự phát triển của luật pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, các diễn giả cũng cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philiipines vẫn còn một số nội dung chưa thật sự rõ ràng, đặc biệt việc giải thích quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý trên quần đảo Trường Sa theo quy định tại Điều 121 của UNCLOS vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu.

Đánh giá về ảnh hưởng, tác động của vụ kiện Philippines đối với các quốc gia trong khu vực và thế giới, GS.TS Hideo Yamagata (Đại học Nagoya, Nhật Bản), nhận định việc Philippines lựa chọn Trọng tài này để khởi kiện Trung Quốc là một quyết định thông minh, chiến thuật khởi kiện, tranh tụng để bảo vệ quan điểm, lập trường của mình là rất bài bản.


GS.TS. Carl Thayer, Học viện quốc phòng Australia, trình bày về “Vai trò của các biện pháp tư pháp trong giải quyết tranh chấp của UNCLOS

GS.TS. Carl Thayer, Học viện quốc phòng Australia, trình bày về “Vai trò của các biện pháp tư pháp trong giải quyết tranh chấp của UNCLOS"

“Với tư cách là một cường quốc, là thành viên của cộng đồng quốc tế, thành viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và là thành viên của UNCLOS, Trung Quốc bị ràng buộc và có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài. Bởi lẽ, Điều 296 khoản 1 của UNCLOS đã quy định, “bất kỳ quyết định nào được Tòa án hoặc Tòa trọng tài có thẩm quyền ban hành sẽ có hiệu lực cuối cùng và phải được tuân thủ bởi các bên tranh chấp” và “phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm, các bên không có quyền nghị và buộc phải tuân thủ” (Điều 11 Phụ lục VII)”, GS.TS Hideo Yamagata nói.

Chuyên gia Yamagata Yamagata cũng nhắc lại vụ Nicaragoa kiện Mỹ ra Tòa án Công lý quốc tế năm 1986. Mỹ là một cường quốc của thế giới, mặc dù từ chối tham gia vụ kiện nhưng cuối cùng đã chấp thuận và thực thi phán quyết. Đây là một dẫn chứng quan trọng để chứng minh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và sự tuân thủ thực thi của các cường quốc mà Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.


Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện các cơ quan Nhà nước, trường Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan Lãnh sự tại TPHCM và 20 diễn giả, chuyên gia về luật quốc tế, luật biển quốc tế và quan hệ quốc tế.

Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện các cơ quan Nhà nước, trường Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan Lãnh sự tại TPHCM và 20 diễn giả, chuyên gia về luật quốc tế, luật biển quốc tế và quan hệ quốc tế.

Các diễn giả cũng đã dành rất nhiều thời gian để thảo luận về những ảnh hưởng, tác động của phán quyết của Tòa trọng trọng tài trong vụ kiện của Philippines - Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Cụ thể, đối với các quốc gia trong khu vực Biển Đông, vụ kiện này đã và sẽ có 3 tác động lớn. Theo đó, phán quyết này là cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia trong khu vực điều chỉnh quan điểm, yêu sách và cách thức tiếp cận rõ ràng hơn về mặt pháp lý để giải quyết hòa bình các tranh chấp biển trong tương lai. Phán quyết này là kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia có tranh chấp biển trong khu vực nghiên cứu, áp dụng để giải quyết tranh chấp hòa bình các tranh chấp biển trong tương lai. Đồng thời, đây là cơ hội để Việt Nam cùng với các quốc gia trong khu vực Biển Đông có thêm cơ sở pháp lý và động lực để bác bỏ các yêu sách về chủ quyền, quyền chủ quyền trái pháp luật quốc tế trên Biển Đông của Trung Quốc.

Đặc biệt, Hội thảo kêu gọi các quốc gia ASEAN đoàn kết, đồng thuận trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan trên Biển Đông. Đồng thời, hợp tác hiệu quả với Trung Quốc để xây dựng khu vực Đông Nam châu Á hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Công Quang