1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Pháp sắp có tổng thống trẻ nhất trong lịch sử

(Dân trí) - Ứng viên trung dung Emmanuel Macron đã giành chiến thắng trong đợt bỏ phiếu bầu tổng thống Pháp lần hai diễn ra hôm qua 7/5 với tỷ lệ phiếu áp đảo, Reuters cho biết.

Tổng thống tương lai trẻ nhất lịch sử Pháp phát biểu sau khi đắc cử

Ứng viên tổng thống muốn Pháp rút khỏi EU thừa nhận thất bại


Ứng viên trung dung Emmanuel Macron và vợ. (Ảnh: Reuters)

Ứng viên trung dung Emmanuel Macron và vợ. (Ảnh: Reuters)

Reuters dẫn kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 2 cho biết, ứng viên của đảng Phong trào Tiến lên Emmanuel Macron đã đánh bại đối thủ Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia với tỷ lệ 66,06% và 33,94%.

Trong đợt bỏ phiếu lần đầu cách đây 2 tuần, tỷ lệ phiếu bầu của ông Macron cao hơn so với bà Le Pen 2%.

Như vậy, ông Macron, 39 tuổi và kém vợ 24 tuổi, sẽ trở thành vị tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp, kế nhiệm Tổng thống Francois Hollande. Ông Macron sẽ chính thức trở thành chủ nhân mới của Điện Elysee sau lễ nhậm chức vào cuối tuần này.


Ông Macron phát biểu ăn mừng chiến thắng tại Louvre tối 7/5. (Ảnh: Reuters)

Ông Macron phát biểu ăn mừng chiến thắng tại Louvre tối 7/5. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu sau khi giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, ông Macron nói: "Lịch sử Pháp chính thức bước sang một trang mới và tôi muốn nó là trang của sự hy vọng và niềm tin". Ông cũng cam kết sẽ củng cố lại mối quan hệ giữa Pháp với Liên minh châu Âu (EU) sau những hoài nghi và rạn nứt.

Ông nói, đắc cử là "một vinh dự lớn nhưng cũng là một trách nhiệm lớn", và ông cam kết sẽ ngăn chặn mọi bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc


Người ủng hộ ông Macron reo hò sau khi ông giành chiến thắng. (Ảnh: Telegraph)

Người ủng hộ ông Macron reo hò sau khi ông giành chiến thắng. (Ảnh: Telegraph)

Ông Macron là người chủ trương thúc đẩy sức cạnh tranh của một nền kinh tế mở, muốn Pháp ở lại EU. Mặc dù ủng hộ EU, nhưng ông cũng bày tỏ mong muốn cải cách để tổ chức này trở nên dân chủ hơn. Ông Macron dự định sẽ đưa ra chính sách giảm chi tiêu công, nới lỏng luật lao động, đầu tư mạnh hơn vào khâu đào tạo nhân lực và cải cách hệ thống hưu trí.


Bà Le Pen. (Ảnh: AP)

Bà Le Pen. (Ảnh: AP)


Bà Le Pen cho biết đã gọi điện để chúc mừng ông Macron. (Ảnh: Reuters)

Bà Le Pen cho biết đã gọi điện để chúc mừng ông Macron. (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, đối thủ của ông, ứng viên Le Pen, chủ trương bảo vệ người lao động bằng cách đóng cửa biên giới, hạn chế người nhập cư đặc biệt là người Hồi giáo, ủng hộ Pháp rời EU, xóa bỏ các hiệp định thương mại tự do.


Ông Macron là người ủng hộ Pháp ở lại EU. (Ảnh minh họa: Telegraph)

Ông Macron là người ủng hộ Pháp ở lại EU. (Ảnh minh họa: Telegraph)

Tuy nhiên, rất nhiều thách thức cũng đang chờ ông Macron khi ông trở thành chủ nhân Điện Elysee. Ông sẽ phải đoàn kết lại một đất nước bị chia rẽ sâu sắc, giải quyết các vấn đề lớn từ tình trạng thất nghiệp, ngăn chặn khủng bố, đến thúc đẩy tiến trình xây dựng châu Âu.


Ông Macron giành chiến thắng áp đảo trong đợt bầu cử vòng 2 với tỷ lệ 66% phiếu bầu. (Ảnh: Reuters)

Ông Macron giành chiến thắng áp đảo trong đợt bầu cử vòng 2 với tỷ lệ 66% phiếu bầu. (Ảnh: Reuters)

Thách thức trước mắt của ông đó là làm thế nào để có thể giành được đa số phiếu tại Quốc hội trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6 tới. Bản thân ông Macron tin tưởng rằng, với động lực của cuộc bầu cử tổng thống, người dân Pháp sẽ tiếp tục tin tưởng vào ông trong cuộc bầu cử quốc hội.


Người ủng hộ bà Le Pen rơi lệ sau thất bại của bà. (Ảnh: Reuters)

Người ủng hộ bà Le Pen rơi lệ sau thất bại của bà. (Ảnh: Reuters)


Cảnh sát chống bạo động được điều động để kiểm soát những người biểu tình phản đối kết quả bầu cử. (Ảnh: Reuters)

Cảnh sát chống bạo động được điều động để kiểm soát những người biểu tình phản đối kết quả bầu cử. (Ảnh: Reuters)

Minh Phương